Hotline 0939 629 809

Giá trị tuyệt đối của một số thực, số đối của số thực và thứ tự trong tập số thực? Toán 7 chân trời Tập 1 chương 2 Bài 2

11:31:4919/11/2023

Lý thuyết Bài 2: Số thực. Giá trị tuyệt đối của một số thực chương 2 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo Tập 1. Nội dung về: Giá trị tuyệt đối của một số thực, số đối của số thực và thứ tự trong tập số thực.

Giá trị tuyệt đối của một số thực, số đối của số thực và thứ tự trong tập số thực như thế nào? câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung bài viết này.

1. Số thực và tập hợp các số thực

– Ta gọi chung số hữu tỉ và số vô tỉ là số thực.

Tập hợp số thực được kí hiệu ℝ.

– Mỗi số thực chỉ có một trong hai dạng biểu diễn thập phân sau:

+ Dạng thập phân hữu hạn hay vô hạn tuần hoàn nếu số đó là số hữu tỉ.

+ Dạng thập phân vô hạn không tuần hoàn nếu số đó là số vô tỉ.

– Trong tập hợp các số thực, ta cũng có các phép tính với các tính chất tương tự như các phép tính trong tập hợp các số hữu tỉ mà ta đã biết.

* Ví dụ: Ta có các số 5; –3 ; 0,14 ;  ... là các số thực.

Ta viết 5 ∈ ℝ ; –3 ∈ ℝ ; 0,14 ∈ ℝ ; ...; π∈ ℝ ; …

* Chú ý: Trong các tập hợp đã học, tập hợp số thực là rộng lớn nhất bao gồm tất cả các số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ và cả số vô tỉ.

2. Thứ tự trong tập hợp các số thực

– Các số thập phân vô hạn đều có thể so sánh tương tự như so sánh hai số thập phân hữu hạn, đó là so sánh phần số nguyên, rồi đến phần thập phân thứ nhất, phần thập phân thứ hai, …

– Ta có thể so sánh hai số thực bằng cách so sánh hai số thập phân (hữu hạn hoặc vô hạn) biểu diễn chúng.

Do vậy: Với hai số thực x, y bất kì, ta luôn có hoặc x < y hoặc x > y hoặc x = y.

* Chú ý: Với hai số thực dương a và b, ta có: Nếu a > b thì 

* Ví dụ:

a) Số 5,(56) = 5,565656… < 5,566 (do phần thập phân thứ ba của hai số ta thấy 5 < 6).

b)  = 1,73205… < 1,733 (do phần thập phân thứ ba của hai số ta thấy 2 < 3).

c) Ta có : 1,024 < 1,025 (do phần thập phân thứ ba của hai số ta thấy 4 < 5)

Suy ra: – 1,024 > – 1,025.

d) Do 9 > 8 nên ta có  , tức là 3 > 

3. Trục số thực

– Trên trục số ta biểu diễn được số vô tỉ . Vì vậy, không phải mỗi điểm trên trục số đều biểu diễn một số hữu tỉ, nghĩa là các điểm biểu diễn số hữu tỉ không lấp đầy trục số.

Trục số thực

Người ta chứng minh được rằng:

+ Mỗi số thực được biểu diễn bởi một điểm trên trục số

+ Ngược lại, mỗi điểm trên trục số biểu diễn một số thực.

Vì vậy, ta gọi trục số là trục số thực.

* Chú ý :

– Điểm biểu diễn số thực x trên trục số được gọi là điểm x.

– Nếu x < y thì trên trục số nằm ngang, điểm x ở bên trái điểm y.

* Ví dụ : = 1,414213562… < 1,5 vì vậy điểm  nằm bên trái điểm 1,5 trên trục số nằm ngang.

4. Số đối của một số thực

Hai số thực có điểm biểu diễn trên trục số cách đều điểm gốc O và nằm về hai phía ngược nhau là hai số đối nhau, số này gọi là số đối của số kia.

Số đối của số thực x kí hiệu là –x. Ta có x + (– x) = 0.

* Ví dụ: Số đối của số  là , số đối của  là .

Số đối của một số thực

5. Giá trị tuyệt đối của một số thực

Giá trị tuyệt đối của một số thực x là khoảng cách từ điểm x đến điểm 0 trên trục số.

Giá trị tuyệt đối của một số thực x được kí hiệu là |x|.

* Nhận xét: Ta có 

Vậy giá trị tuyệt đối của một số thực x luôn là số không âm: |x| ≥ 0 với mọi số thực x.

* Ví dụ: Tìm giá trị tuyệt đối của các số thực sau: –3,14; 41; –5; 1,(2); .

* Lời giải:

Giá trị tuyệt đối của –3,14 là 3,14 hay ta viết là |–3,14| = 3,14.

Giá trị tuyệt đối của 41 là 41 hay ta viết là |41| = 41.

Giá trị tuyệt đối của –5 là 5 hay ta viết là |–5| = 5.

Giá trị tuyệt đối của 1,(2) là 1,(2)  hay ta viết là |1,(2)| = 1,(2).

Giá trị tuyệt đối của – là  hay ta viết là |–| = .

Với nội dung bài viết về: Giá trị tuyệt đối của một số thực, số đối của số thực và thứ tự trong tập số thực? Toán 7 chân trời Tập 1 chương 2 Bài 2 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung lý thuyết SGK Toán 7 tập 1 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan