Giải Sinh 11 trang 14 Chân trời sáng tạo SGK

16:06:5613/06/2024

Hướng dẫn Giải Sinh 11 trang 14 Chân trời sáng tạo SGK bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật, chi tiết dễ hiểu để học sinh giải bài tập Sinh học 11 SGK chân trời sáng tạo tốt hơn, giỏi hơn.

Sinh 11 trang 14 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 5

Quan sát Hình 2.5, hãy mô tả con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng từ môi trường đất vào mạch gỗ của rễ.

Sinh 11 trang 14 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 5

Giải Câu hỏi 5 trang 14 Sinh 11 Chân trời sáng tạo:

Con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng từ môi trường đất vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường:

- Con đường tế bào chất: Sau khi vào tế bào lông hút, nước và chất khoáng sẽ di chuyển từ tế bào chất của tế bào lông hút qua tế bào chất của các lớp tế bào kế tiếp của vỏ rễ thông qua các cầu sinh chất để vào mạch gỗ của rễ.

- Con đường gian bào: Nước và khoáng di chuyển qua thành của các tế bào và các khoảng gian bào để vào bên trong. Khi qua lớp nội bì có đai Caspary không thấm nước giúp điều tiết lượng nước và khoáng đi vào mạch gỗ của rễ.

Sinh 11 trang 14 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 6

Quan sát Hình 2.5 và cho biết sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ và trong mạch rây xảy ra như thế nào.

Sinh 11 trang 14 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 6

Giải Câu hỏi 6 trang 14 Sinh 11 Chân trời sáng tạo:

Sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ và trong mạch rây:

- Dòng mạch gỗ: Nước, các chất khoáng hòa tan và một số chất hữu cơ tổng hợp từ rễ được vận chuyển một chiều trong mạch gỗ của thân lên lá và các cơ quan ở phía trên. Động lực làm cho các chất di chuyển trong dòng mạch gỗ là: lực đẩy của rễ (do áp suất rễ), lực kéo của lá (do thoát hơi nước), lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa phân tử nước với thành mạch dẫn.

- Dòng mạch rây: Mạch rây vận chuyển chủ yếu là đường, các vitamin, hormone, acid amin,… Các chất này có thể vận chuyển theo hai chiều: đi từ cơ quan nguồn (lá, là nơi quang hợp tạo chất hữu cơ) đến cơ quan chứa (rễ, củ, quả, hạt; là nơi tích lũy các sản phẩm dự trữ) hoặc theo chiều ngược lại từ cơ quan dự trữ đến cơ quan sử dụng (chồi non, lá non). Động lực làm cho các chất di chuyển trong dòng mạch rây là do sự chênh lệch gradient nồng độ của các chất vận chuyển.

- Ngoài ra, nước cũng có thể vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại tùy theo nhu cầu của cây.

Với nội dung Giải Sinh 11 trang 14 Chân trời sáng tạo chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải Sinh học 11 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

 Xem thêm Giải Sinh học 11 Chân trời sáng tạo khác

Giải Sinh 11 trang 10 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Sinh 11 trang 11 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Sinh 11 trang 13 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Sinh 11 trang 14 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Sinh 11 trang 16 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Sinh 11 trang 17 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Sinh 11 trang 18 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Sinh 11 trang 19 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Sinh 11 trang 20 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Sinh 11 trang 21 Chân trời sáng tạo SGK

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan