Hướng dẫn Giải Sinh 11 trang 33 Chân trời sáng tạo SGK bài 4: Quang hợp ở thực vật, chi tiết dễ hiểu để học sinh giải bài tập Sinh học 11 SGK chân trời sáng tạo tốt hơn, giỏi hơn.
Sinh 11 trang 33 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 6
Quan sát Hình 4.6, hãy mô tả con đường đồng hóa CO2 ở thực vật C4.
Giải Câu hỏi 6 trang 33 Sinh 11 Chân trời sáng tạo:
Con đường đồng hóa CO2 ở thực vật C4: Thực vật C4 cố định CO2 theo hai giai đoạn với sự tham gia của hai loại tế bào khác nhau là tế bào nhu mô thịt lá và tế bào bao bó mạch.
- Giai đoạn cố định tạm CO2 (diễn ra ở tế bào nhu mô thịt lá): Phosphoenolpyruvate (PEP) nhận CO2 tạo thành sản phẩm đầu tiên là oxaloacetic acid (OAA). OAA bị khử để tạo thành malic acid (MA).
- Giai đoạn cố định CO2 theo chu trình Calvin (diễn ra ở tế bào bao bó mạch): MA (4C) từ tế bào nhu mô thịt lá chuyển sang tế bào bao bó mạch được chuyển hóa thành pyruvic acid đồng thời giải phóng CO2. CO2 được giải phóng sẽ tiếp tục đi vào chu trình Calvin để tổng hợp glucose. Còn pyruvic acid sẽ được sử dụng để tái tạo chất nhận CO2 ban đầu là PEP với sự tham gia của ATP.
Sinh 11 trang 33 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 7
Thực vật C4 và CAM có con đường đồng hóa CO2 như thế nào để đảm bảo chúng có thể tổng hợp được chất hữu cơ trong điều kiện môi trường bất lợi?
Giải Câu hỏi 7 trang 33 Sinh 11 Chân trời sáng tạo:
Thực vật C4 và thực vật CAM có thêm chu trình cố định tạm CO2 để đảm bảo nguồn cung cấp CO2 cho quang hợp trong điều kiện khí khổng chủ động đóng một phần để tránh mất nước:
- Nhóm thực vật C4 thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm kéo dài (cường độ ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, nồng độ CO2 thấp và nồng độ O2 cao).
Trong điều kiện này, khí khổng đóng lại để tránh mất nước dẫn đến nồng độ CO2 trong tế bào thấp. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm của quá trình quang hợp.
Tuy nhiên, ở thực vật C4 nhờ có kho dự trữ CO2 là malic acid được tạo ra do quá trình cố định tạm CO2 ở tế bào nhu mô thịt lá mà thực vật C4 vẫn có thể quang hợp bình thường trong điều kiện bất lợi này.
- Nhóm thực vật CAM thích nghi với khí hậu sa mạc hoặc các điều kiện khô hạn kéo dài (cường độ ánh sáng cao, thiếu nước).
Trong điều kiện này, để tránh sự mất nước, các loài thực vật này đóng khí khổng vào ban ngày và mở khí khổng vào ban đêm để lấy CO2.
Tuy nhiên, quang hợp cần diễn ra khi có năng lượng ánh sáng (ban ngày). Do đó, con đường đồng hóa CO2 ở thực vật CAM sẽ diễn ra theo cách riêng: cố định CO2 vào ban đêm (dự trữ nguồn CO2 cho chu trình Calvin), còn chu trình Calvin diễn ra vào ban ngày khi có ánh sáng.
Nhờ đó, thực vật CAM vẫn có thể quang hợp bình thường trong điều kiện bất lợi này.
Với nội dung Giải Sinh 11 trang 33 Chân trời sáng tạo chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải Sinh học 11 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem thêm Giải Sinh học 11 Chân trời sáng tạo khác
Giải Sinh 11 trang 29 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Sinh 11 trang 30 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Sinh 11 trang 31 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Sinh 11 trang 32 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Sinh 11 trang 33 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Sinh 11 trang 34 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Sinh 11 trang 35 Chân trời sáng tạo SGK