Hướng dẫn Giải Hóa 12 trang 24 Chân trời sáng tạo với nội dung SGK bài 5: Tinh bột và Cellulose, chi tiết dễ hiểu để học sinh tham khảo giải Hóa 12 chân trời ST tốt hơn, giỏi hơn.
Hóa 12 trang 24 Chân trời sáng tạo: Mở đầu
Tinh bột là loại lương thực được con người sử dụng làm thức ăn cơ bản nhưng các loại động vật ăn cỏ như trâu, bò,... lại sử dụng thức ăn cơ bản là cellulose.
Tinh bột và cellulose có cấu trúc phân tử, tính chất hoá học giống và khác nhau như thế nào?
Lời giải:
• Cấu trúc phân tử của Tinh bột và cellulose:
- Tinh bột gồm amylose và amylopectin, tạo bởi nhiều đơn vị a-glucose liên kết với nhau.
- Cellulose tạo bởi nhiều đơn vị b-glucose liên kết với nhau.
• Tính chất hóa học của Tinh bột và cellulose:
- Giống: Tinh bột và cellulose đều là polysaccharide nên chúng đều có phản ứng thủy phân.
- Khác:
Tinh bột còn có phản ứng với iodine.
Cellulose còn có phản ứng với nitric acid, phản ứng với nước Schweizer.
Hóa 12 trang 24 Chân trời sáng tạo: Thảo luận 1
Hạt ngô và lõi ngô, bộ phận nào chứa nhiều tinh bột? Bộ phận nào chứa nhiều cellulose?
Lời giải:
- Tinh bột là chất rắn màu trắng, hầu như không tan trong nước lạnh, tan một phần trong nước nóng tạo thành hồ tinh bột. Tinh bột có nhiều trong các loại hạt (gạo, ngô, đậu, củ (khoai, sắn, ...), quả (chuối xanh,...).
- Cellulose là chất rắn, dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước và các dung môi hữu cơ thông thường. Cellulose là thành phần chính của thành tế bào thực vật.
Như vậy:
- Hạt ngô chứa nhiều tinh bột.
- Lõi ngô chứa nhiều cellulose.
Với nội dung Giải Hóa 12 trang 24 Chân trời sáng tạo SGK chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải bài tập Hóa 12 SGK Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem thêm Giải Hóa 12 Chân trời sáng tạo hay khác.
Giải Hóa 12 trang 24 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Hóa 12 trang 25 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Hóa 12 trang 26 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Hóa 12 trang 27 Chân trời sáng tạo SGK