Thế nào là con lắc đơn? Khảo sát dao động của con lắc đơn về mặt động lực học...
Bài 1 trang 17 SGK Vật lý 12: Thế nào là con lắc đơn? Khảo sát dao động của con lắc đơn về mặt động lực học. Chứng minh rằng khi dao động nhỏ (sinα ≈ α (rad)), dao động của con lắc đơn là dao động điều hòa.
Lời giải bài 1 trang 17 SGK Vật lý 12:
+ Lời giải bài này là phần nội dung khảo sát về động lực học ở trên của bài viết.
- Xét con lắc như hình sau:- Từ vị trí cân bằng kéo nhẹ quả cầu lệch khỏi vị trí cân bằng một góc nhỏ rồi thả ra. Con lắc dao động quanh vị trí cân bằng.
- Chọn gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng từ trái sang phải.
- Tai vị trí M bất kì vật m được xác định bởi li độ góc α hay về li độ cong là S = cung OM = l.α
* Lưu ý: α, s có giá trị dương khi lệch khỏi vị trí cân bằng theo chiều dương và ngược lại.
- Tại vị trí M, vật chịu tác dụng trọng lực và lực căng .
- Khi đó được phân tích thành 2 thành phần: theo phương vuông góc với đường đi và theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo.
- Lực căng và thành phần vuông góc với đường đi nên không làm thay đổi tốc độ của vật.
- Thành phần lực là lực kéo về có giá trị Pt = -mgsinα (1)
- Nếu li độ góc α nhỏ thì sinα ≈ α (rad) thì so sánh với lực kéo về của con lắc lò xo F = -kx. Ta thấy mg/l có vai trò của k ⇒ l/g = m/k
⇒ Vậy khi dao động nhỏ [sinα ≈ α (rad)], con lắc đơn dao động điều hòa với phương trình: s = s0.cos(ωt + φ)
Hy vọng với lời giải bài 1 trang 17 SGK Vật lí 12 ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem các bài tập Vật lí 12 cùng chuyên mục
>> Bài 2 trang 17 SGK Vật lý 12: Viết công thức tính chu kì của con lắc đơn khi dao động nhỏ.