Lý thuyết Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 5: Nhiệt nóng chảy riêng, giúp các em biết Khái niệm, định nghĩa, cách đo nhiệt nóng chảy riêng của nước đá.
Vậy chi tiết nhiệt nóng chảy riêng là gì? Đo nhiệt nóng chảy riêng của nước đá như nào? được hayhochoi trình bày ngắn gọn, dễ hiểu trong bài viết này.
Nhiệt lượng cần truyền cho vật khi vật bắt đầu nóng chảy tới khi vật nóng chảy hoàn toàn phụ thuộc vào khối lượng của vật và tính chất của chất làm vật.
Nhiệt lượng cần để một vật rắn nóng chảy hoàn toàn tại nhiệt độ nóng chảy:
Q = mλ
Nhiệt nóng chảy riêng của một chất là nhiệt lượng cần thiết để 1kg chất đó chuyển hoàn toàn từ thể rắn sang thể lỏng ở nhiệt độ nóng chảy.
Nhiệt nóng chảy riêng và nhiệt độ nóng chảy là những thông tin giúp xác định được năng lượng cần cung cấp cho lò nung, thời gian nung, thời điểm đổ kim loại nóng chảy vào khuôn, thời điểm lấy sản phẩm ra khỏi khuôn. Các đại lượng này cũng cần cho việc lựa chọn vật liệu chế tạo hợp kim phù hợp với từng yêu cầu sử dụng khác nhau, tách các kim loại nguyên chất ra khỏi quặng hỗn hợp, ...
Sử dụng bộ thí nghiệm dưới:
- Cho viên nước đá (khối lượng m kg) và một ít nước lạnh vào bình nhiệt lượng kế, sao cho toàn bộ điện trở chìm trong hỗn hợp nước và nước đá.
- Cắm đầu đo của nhiệt kế vào bình nhiệt lượng kế.
- Nối oát kế với nhiệt lượng kế và nguồn điện.
- Bật nguồn điện.
- Khuấy liên tục nước đá, cứ sau mỗi khoảng thời gian 2 phút lại đọc số đo công suất trên oát kế và nhiệt độ trên nhiệt kế rồi ghi kết quả vào vở theo mẫu tương tự bảng 5.2.
- Tắt nguồn điện.
Với nội dung Lý thuyết Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 5: Nhiệt nóng chảy riêng: Khái niệm, cách đo nhiệt nóng chảy riêng của nước đá chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Vật lí 12 Kết nối tri thức. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
> Xem Lý thuyết Vật lí 12 Kết nối tri thức hay khác
Lý thuyết Vật lí 12 Bài 4: Nhiệt dung riêng
Lý thuyết Vật lí 12 Bài 6: Nhiệt hoá hơi riêng
Lý thuyết Vật lí 12 Bài 8: Mô hình động học phân tử chất khí
Lý thuyết Vật lí 12 Bài 9: Định luật Boyle
Lý thuyết Vật lí 12 Bài 10: Định luật Charles
Lý thuyết Vật lí 12 Bài 11: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng