Lý thuyết Vật lí 12 Chân trời sáng tạo bài 2: Thang nhiệt độ, giúp các em hiểu chiều truyền năng lượng nhiệt giữa hai vật chênh lệch nhiệt độ tiếp xúc nhau, thang nhiệt độ Celsius và thang nhiệt độ Kelvin, chuyển đổi nhiệt độ giữa các thang.
Vậy chiều truyền năng lượng nhiệt giữa hai vật chênh lệch nhiệt độ tiếp xúc nhau như nào? thang nhiệt độ Celsius và thang nhiệt độ Kelvin (nhiệt độ tuyện đối) là gì? Công thức chuyển đổi nhiệt độ giữa các thang ra sao? được hayhochoi trình bày ngắn gọn, dễ hiểu trong bài viết này.
Dụng cụ:
1 chậu nhựa nhỏ, 1 chiếc cốc loại lớn (hoặc bát) bằng kim loại, 1 nhiệt kế thuỷ ngân dùng trong phòng thí nghiệm, bình chứa nước nóng, nước ở nhiệt độ phòng.
Tiến hành thí nghiệm
Bước 1: Đổ nước vào chậu nhựa.
Bước 2: Đổ nước nóng vào cốc kim loại.
Bước 3: Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước trong cốc và trong chậu, ghi kết quả đo được.
Bước 4: Đặt cốc nước nóng vào trong chậu sao cho nước trong chậu không tràn vào cốc.
Bước 5: Đợi khoảng 1,5 - 2 phút, sau đó dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước trong cốc và nước trong chậu. Ghi kết quả đo được.
Kết quả
Khi cho hai vật chênh lệch nhiệt độ tiếp xúc nhau, năng lượng nhiệt luôn truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. Quá trình truyền nhiệt kết thúc khi hai vật ở cùng nhiệt độ (trạng thái cân bằng nhiệt).
Với nhiệt kế thuỷ ngân (Hình 2.2a), nhiệt độ được xác định dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của thuỷ ngân. Thông qua việc xác định độ cao cột thuỷ ngân ở các nhiệt độ khác nhau, ta xác định được nhiệt độ cần đo.
Với nhiệt kế điện trở (Hình 2.2b), nhiệt độ được xác định thông qua biểu thức sự phụ thuộc điện trở của vật theo nhiệt độ, từ giá trị điện trở đo được, ta xác định được nhiệt độ cần đo.
Thang nhiệt độ Celsius
Trong thang nhiệt độ Celsius, chọn hai mốc nhiệt độ là nhiệt độ của nước đá (nước tinh khiết đóng băng) đang tan ở áp suất 1 atm là 0 C và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết ở áp suất 1 atm là 100 C. Từ vạch 0 °C đến vạch 100 C chia thành 100 khoảng bằng nhau, mỗi khoảng ứng với 1 °C. Nhiệt độ trong thang đo này được kí hiệu là t. Đơn vị là độ Celsius (kí hiệu: C).
Thang nhiệt độ Kelvin (thang nhiệt độ tuyệt đối)
Trong thang nhiệt độ Kelvin, chọn hai mốc nhiệt độ là nhiệt độ mà tại đó động năng chuyển động nhiệt của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất bằng không là 0 K (gọi là độ không tuyệt đối) và chọn nhiệt độ nước tinh khiết tồn tại đồng thời ở thể rắn, lỏng và hơi là 273,16 K (Hình 2.3). Trong khoảng giữa hai giá trị nhiệt độ này, chia thành 273,16 khoảng bằng nhau, mỗi khoảng là 1 K.
Khi nhiệt độ giảm thì chuyển động nhiệt cũng giảm theo và ở nhiệt độ không tuyệt đối (T = 0 K) thì chuyển động nhiệt của các phân tử đều dừng lại (động năng của chúng bằng không). Khi đó, không có sự va chạm của các phân tử và thế năng tương tác giữa các phân tử là tối thiểu.
Gọi t là giá trị nhiệt độ của vật theo thang nhiệt độ Celcius và T là giá trị nhiệt độ của vật đó theo thang nhiệt độ Kelvin thì: T(K) = t(°C) + 273,15
Có thể áp dụng biểu thức gần đúng: T(K) = t(℃) + 273
Với nội dung bài viết về: Nguyên lí đo nhiệt độ của nhiệt kế? Công thức chuyển đổi nhiệt độ giữa các thang đo? Vật lí 12 bài 2 CTST chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Vật lí 12 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
> Xem thêm Lý thuyết Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Bài 1: Sự chuyển thể
Lý thuyết Bài 3: Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học
Lý thuyết Bài 5: Thuyết động học phân tử chất khí
Lý thuyết Bài 6: Định luật Boyle. Định luật Charles