Lý thuyết Vật lí 12 Chân trời sáng tạo bài 15: Năng lượng liên kết hạt nhân, giúp các em biết Hệ thức Einstein? Công thức Độ hụt khối và công thức năng lượng liên kết hạt nhân?
Vậy Hệ thức Einstein về mối liên hệ giữa năng lượng và khối lượng như nào? Công thức Độ hụt khối và công thức năng lượng liên kết hạt nhân ra sao? được hayhochoi trình bày ngắn gọn, dễ hiểu trong bài viết này.
Hệ thức mô tả mối liên hệ giữa khối lượng m và năng lượng E:
E = mc2
Trong hệ SI, E và m lần lượt được đo bằng đơn vị jun (J) và kilôgam (kg), hằng số c = 3.108 m/s là tốc độ ánh sáng trong chân không.
Đơn vị khối lượng nguyên tử được kí hiệu là amu (viết tắt là u).
1amu có giá trị bằng khối lượng của một nguyên tử của đồng vị
1 amu = 1,66054.10-27 kg = 931,5 MeV/c2.
Lực hạt nhân là lực tương tác giữa các nucleon và có tác dụng liên kết các nucleon với nhau để tạo thành hạt nhân.
Lực hạt nhân có bản chất liên quan tới tương tác mạnh, không phụ thuộc vào điện tích hay khối lượng của các nucleon. Lực hạt nhân có bán kính tác dụng (khoảng cách giữa hai nucleon) rất ngắn, bằng hoặc nhỏ hơn kích thước của hạt nhân, khoảng 10-15 m. Khi khoảng cách giữa các nucleon lớn hơn kích thước hạt nhân, độ lớn của lực hạt nhân giảm về không.
Độ chênh lệch giữa tổng khối lượng của các nucleon tạo thành hạt nhân và khối lượng m, của hạt nhân gọi là độ hụt khối của hạt nhân, kí hiệu là Δm:
Δm = [Zmp + (A – Z)mn] – mX
Năng lượng liên kết hạt nhân bằng năng lượng tối thiểu để tách một hạt nhân thành các nucleon riêng rẽ hoặc bằng năng lượng toả ra khi các nucleon riêng rẽ kết hợp thành hạt nhân.
Elk = Δm.c2 = [Zmp + (A – Z)mn – mX].c2.
Năng lượng liên kết hạt nhân thường được đo bằng đơn vị MeV.
Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết tính cho một nucleon.
Năng lượng liên kết riêng hạt nhân thường được đo bằng đơn vị MeV/nucleon.
Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững.
Với nội dung bài viết về: Hệ thức Einstein? Công thức Độ hụt khối và công thức năng lượng liên kết hạt nhân? Vật lí 12 bài 15 CTST chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Vật lí 12 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
> Xem thêm Lý thuyết Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Bài 12: Hiện tượng cảm ứng điện từ
Lý thuyết Bài 13: Đại cương về dòng điện xoay chiều
Lý thuyết Bài 14: Hạt nhân và mô hình nguyên tử
Lý thuyết Bài 16: Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch và ứng dụng