Dòng điện xoay chiều là gì? Công thức tính I, U, E hiệu dụng của dòng điện xoay chiều? Vật lí 12 bài 13 CTST

08:15:2723/10/2024

Lý thuyết Vật lí 12 Chân trời sáng tạo bài 13: Đại cương về dòng điện xoay chiều, giúp các em hiểu Dòng điện xoay chiều là gì? Công thức tính I, U, E hiệu dụng của dòng điện xoay chiều? ứng dụng và quy tắc an toàn điện.

Vậy khái niệm Dòng điện xoay chiều là gì? Công thức tính I, U, E hiệu dụng của dòng điện xoay chiều? ứng dụng của dòng điện xoay chiều và quy tắc an toàn điện? được hayhochoi trình bày ngắn gọn, dễ hiểu trong bài viết này.

I. Dòng điện xoay chiều

1. Khái niệm dòng điện xoay chiều

Xét một khung dây dẫn phẳng kín có diện tích S (gồm N vòng dây) được đặt trong một từ trường đều. Khung dây có thể quay quanh trục A cố định nằm trong mặt phẳng của khung dây. Tại thời điểm ban đầu (t = 0), khung dây được đặt vuông góc với cảm ứng từ . Khi đó từ thông qua khung dây là:

Khái niệm dòng điện xoay chiều

Cho khung dây quay đều với tốc độ góc ω quang trục Δ. Tại thời điểm t bất kì, từ thông qua khung dây là:

Suất điện động cảm ứng sinh ra:

Chu kì, tần số của suất điện động xoay chiều được xác định bởi công thức:

Khi nối hai đầu khung dây với mạch ngoài tiêu thụ điện (có điện trở R, tụ điện C hoặc cuộn dây L), những phép đo cho thấy trong mạch xuất hiện dòng điện có cường độ biến thiên điều hoà theo thời gian. Đây được gọi là dòng điện xoay chiều.

Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến thiên điều hoà theo thời gian.

2. Điện áp xoay chiều và cường độ dòng điện xoay chiều

Điện áp xoay chiều giữa hai đầu một đoạn mạch là: u = Uocos(ωt + φu)

Cường độ dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch là: i = Iocos(ωt + φi)

- u và i tương ứng là giá trị điện áp tức thời và cường độ dòng điện tức thời tại thời điểm t;

- U0 và I0 tương ứng là giá trị cực đại của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều;

- ω là tần số góc của dòng điện xoay chiều, có đơn vị là rad/s;

- φu, φi lần lượt là pha ban đầu của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.

Độ lệch pha của điện áp so với cường độ dòng điện là: φ = φu - φi

[SCRIPT_ADS_IN_GG1]

II. Công thức tính I, U, E hiệu dụng

 

Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều là: 

Giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều là:

Giá trị hiệu dụng của suất điện động xoay chiều là:

III. Ứng dụng dòng điện xoay chiều trong cuộc sống

1. Truyền tải điện năng đi xa

Trong quá trình truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ, dây dẫn toả nhiệt theo định luật Joule - Lenz, do đó một phần điện năng bị hao phí. Thực tế và lí thuyết đã chứng tỏ để giảm hao phí trong quá trình truyền tải một cách hiệu quả nhất thì trước khi truyền tải, điện áp cần được tăng lên. Khi đến nơi tiêu thụ, điện áp được hạ xuống để phù hợp với mục đích sử dụng. Thiết bị điều chỉnh điện áp trong quá trình truyền tải là máy biến áp.

2. Dùng trong sinh hoạt và sản xuất

Dòng điện xoay chiều được sử dụng trong:

- Các loại đèn thắp sáng.

- Động cơ của các thiết bị như quạt điện, máy giặt, ...

- Lò luyện kim, mỏ hàn, bàn ủi, bếp từ, bình đun nước, lò vi sóng, ...

Dòng điện xoay chiều cũng được sử dụng trong việc chế tạo các nam châm điện của cần cẩu để nâng các vật khối lượng lớn (Hình 13.6). Ngoài ra, dòng điện xoay chiều cũng có tác dụng sinh lí được sử dụng trong điều trị bệnh như: châm cứu, kích tim, ...

Ứng dụng dòng điện xoay chiều

IV. Quy tắc an toàn điện

Dưới đây là một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện trong gia đình:

Quy tắc an toàn điện

- Lắp đặt thiết bị đóng ngắt điện đúng cách và ở vị trí phù hợp.

- Lựa chọn thiết bị điện phù hợp và chất lượng tốt.

- Không chạm vào dụng cụ sử dụng điện khi tay ướt.

- Tránh sử dụng thiết bị điện khi đang sạc.

- Không được chạm tay vào những chỗ hở của dây điện hay cầu dao, cầu chì không có nắp che khi chưa cắt nguồn điện.

- Kiểm tra hệ thống mạng điện và bảo trì thiết bị điện định kì.

 

Với nội dung bài viết về: Dòng điện xoay chiều là gì? Công thức tính I, U, E hiệu dụng của dòng điện xoay chiều? Vật lí 12 bài 13 CTST chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Vật lí 12 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

> Xem thêm Lý thuyết Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Bài 12: Hiện tượng cảm ứng điện từ

Lý thuyết Bài 14: Hạt nhân và mô hình nguyên tử

Lý thuyết Bài 15: Năng lượng liên kết hạt nhân

Lý thuyết Bài 16: Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch và ứng dụng

Lý thuyết Bài 17: Hiện tượng phóng xạ

Lý thuyết Bài 18: An toàn phóng xạ

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan