Dạng bài tập Tìm X là một trong những dạng thường gặp ở các lớp học cấp 1 và cấp 2. Và ở lớp 5, dạng tìm X lại đòi hỏi sự biến đổi linh hoạt với nhiều phép toán kết hợp, phức tạp hơn.
Vậy các bài tập toán dạng tìm X lớp 5 có cách giải như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp đầy đủ, chi tiết các dạng tìm x lớp 5 từ cơ bản đến nâng cao, có đáp án để các em tham khảo.
* Phương pháp chung:
Áp dụng các quy tắc
• Đối với phép cộng:
Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết
• Đối với phép trừ:
+ Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ
+ Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu
• Đối với phép nhân:
Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết
• Đối với phép chia:
+ Muốn tìm số bị chia ta thấy thương nhân với số chia
+ Muốn tìm số chia ta thấy số bị chia thương
* Phương pháp
Áp dụng các quy tắc tìm số chưa biết thông thường.
* Ví dụ 1. Tìm X, biết:
a) X + 657 = 1657
b) 4059 + X = 7876
c) X – 1245 = 6478
d) 6535 – X = 4725
* Lời giải:
a) Áp dụng quy tắc: Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết
X + 657 = 1657
X = 1657 – 657
X = 1000
b) Áp dụng quy tắc: Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết
4059 + X = 7876
X = 7876 – 4095
X = 3781
c) Áp dụng quy tắc: Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ
X – 1245 = 6478
X = 6478 + 1245
X = 7723
d) Áp dụng quy tắc: Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu
6535 – X = 4725
X = 6535 – 4725
X = 1810
* Ví dụ 2. Tìm X, biết:
a) X × 12 = 804
b) 23 × X = 1242
c) X : 34 = 78
d) 1395 : X = 15
* Lời giải:
a) Áp dụng quy tắc: Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết
X × 12 = 804
X = 804 : 12
X = 67
b) Áp dụng quy tắc: Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết
23 × X = 1242
X = 1242 : 23
X = 54
c) Áp dụng quy tắc: Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia
X : 34 = 78
X = 78 × 34
X = 2652
d) Áp dụng quy tắc: Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương
1395 : X = 15
X = 1395 : 15
X = 93
* Phương pháp:
Áp dụng các quy tắc tìm số chưa biết.
* Ví dụ 1: Tìm X, biết:
a) X – 8 + 32 = 68
b) X + 8 + 32 = 68
c) 98 – X + 34 = 43
d) 98 + X – 34 = 43
* Lời giải:
a) X – 8 + 32 = 68
X – 8 = 68 – 32
X – 8 = 36
X = 36 + 8
X = 44
b) X + 8 + 32 = 68
X + 8 = 68 – 32
X + 8 = 36
X = 36 – 8
X = 28
c) 98 – X + 34 = 43
98 – X = 43 – 34
98 – X = 9
X = 98 – 9
X = 89
d) 98 + X – 34 = 43
98 + X = 43 + 34
98 + X = 77
X = 98 – 77
X = 21
* Ví dụ 2: Tìm X, biết:
a) X : 5 × 4 = 800
b) X : 5 : 4 = 800
c) X × 5 × 4 = 800
d) X × 5 : 4 = 800
* Lời giải:
a) X : 5 × 4 = 800
X : 5 = 800 : 4
X : 5 = 200
X = 200 × 5
X = 1000
b) X : 5 : 4 = 800
X : 5 = 800 × 4
X : 5 = 3200
X = 3200 × 5
X = 16000
c) X × 5 × 4 = 800
X × 5 = 800 : 4
X × 5 = 200
X = 200 : 5
X = 40
d) X × 5 : 4 = 800
X × 5 = 800 × 4
X × 5 = 3200
X = 3200 : 5
X = 640
* Phương pháp:
Thực hiện phép tính giá trị của biểu thức vế phải trước. Sau đó thực hiện bên trái theo các quy tắc tìm số chưa biết.
*Ví dụ 1: Tìm X, biết:
a) 18 + X = 384 : 8
b) X × 5 = 120 : 6
* Lời giải:
a) 18 + X = 384 : 8
18 + X = 48
X = 48 – 18
X = 30
b) X × 5 = 120 : 6
X × 5 = 20
X = 20 : 5
X = 4
* Ví dụ 1: Tìm X, biết:
a) 5 × (4 + 6 × X) = 290
b) (84,6 – 2 × X) : 3,02 = 5,1
c) (15 × 24 – X) : 0,25 = 100 : 0,25
* Lời giải:
a) 5 × (4 + 6 × X) = 290
4 + 6 × X = 290 : 5
4 + 6 × X = 58
6 × X = 58 – 4
6 × X = 54
X = 54 : 6
X = 9
b) (84,6 – 2 × X) : 3,02 = 5,1
84,6 – 2 × X = 5,1 × 3,02
84,6 – 2 × X = 15,402
2 × X = 84,6 – 15,402
2 × X = 69,198
X = 34,599
c) (15 × 24 – X) : 0,25 = 100 : 0,25
(15 × 24 – X) : 0,25 = 400
15 × 24 – X = 400 × 0,25
15 × 24 – X = 100
360 – X = 100
X = 360 – 100
X = 260
* Ví dụ 2: Tìm X, biết:
a) 128 × X - 12 × X – 16 × X = 5208000
b) 5 × X + 3,75 × X + 1,25 × X = 20
c) X × 3,7 + X × 6,3 = 360 : 120
* Lời giải:
a) 128 × X – 12 × X – 16 × X = 5208000
(128 – 12 – 16) × X = 5208000
(128 – 12 – 16) × X = 5208000
100 × X = 5208000
X = 5208000 : 100
X= 52080
b) 5 × X + 3,75 × X + 1,25 × X = 20
(5 + 3,75 + 1,25) × X = 20
10 × X = 20
X = 20 : 10
X = 2
c) X × 3,7 + X × 6,3 = 360 : 120
X × 3,7 + X × 6,3 = 3
X × (3,7 + 6,3) = 3
X × 10 = 3
X = 3 : 10
X = 0,3
* Ví dụ 1: Tìm X, biết:
X × 23 – 6 × 23 + X × 69 = 230
* Lời giải:
X × 23 – 6 × 23 + X × 69 = 230
X × 23 + X × 69 = 230 + 6 × 23
X × 23 + X × 23 × 3 = 230 + 6 × 23
X × 23 × (1 + 3) = 23 × 10 + 6 × 23
X × 23 × 4 = 23 × 16
X × 4 = 16
X = 16 : 4
X = 4
* Ví dụ 2: Tìm số tự nhiên X, biết:
(X + 1) × (X + 2) = 72
* Lời giải:
(x + 1) và (x + 2) là hai số tự nhiên liên tiếp.
Vì 72 = 8 × 9 nên x + 1 = 8 hay x = 7.
* Ví dụ 3: Tìm X, biết
(X + 2) × 16 × X = 160 × X
* Lời giải:
(X + 2) × 16 × X = 160 × X
(X + 2) × 16 × X – 160 × X = 0
X × [(X + 2) × 16 – 160] = 0
X × (16 × X + 32 – 160) = 0
X × [16 × X – (160 – 32)] = 0
X × (16 × X – 128) = 0
TH1: X = 0
TH2: 16 × X – 128 = 0
16 × X = 128
X = 128 : 16
X = 8
* Ví dụ 4: Tìm số tự nhiên a, biết:
* Lời giải:
a = 16
* Ví dụ 5: Tìm X, biết: (X + 9) + (X – 2) + (X + 7) + (X – 4) + (X + 5) + (X – 6) + (X + 3) + (X – 8) + (X + 1) = 95
* Lời giải:
(X + 9) + (X – 2) + (X + 7) + (X – 4) + (X + 5) + (X – 6) + (X + 3) + (X – 8) + (X + 1) = 95
X + 9 + X – 2 + X + 7 + X – 4 + X + 5 + X – 6 + X + 3 + X – 8 + X + 1 = 95
X × 9 + (9 – 8) + (7 – 6) + (5 – 4) + (3 – 2) + 1 = 95
X × 9 + 5 = 95
X × 9 = 90
X = 90 : 9
X = 10
* Ví dụ 6: Tìm X, biết: 42 : X + 36 : X = 6
* Lời giải:
42 : X + 36 : X = 6
78 : X = 6
X = 78 : 6
X = 13
* Ví dụ 7: Tìm X, biết:
* Lời giải:
X = 2023
* Ví dụ 8: Tìm X, biết:
* Lời giải:
X = 9
* Bài 1: Tìm X, biết:
a) 5 . ( 4 + 6 . X) = 290
b) x . 3,7 + X . 6,3 = 120
c) (15 . 24 - X) : 0,25 = 100 : 1/4
d) 128 . X - 12 . X - 16 . X = 5208000
e) 5 . X + 3,75 . X + 1,25 . X = 20
f) (84,6 - 2 . X) : 3,02 = 5,1
* Bài 2: Tìm X, biết:
a) 7,2 : 2,4 × X = 4,5
b) 9,15 × X + 2,85 × X = 48
c) (X × 3 + 4) : 5 = 8
d) (15 × 28 – X) : = 200 : 0,4
e) X × 4,8 + 5,2 × X = 160
g) 7 × ( 8 + 2 × X) = 210
h) X × 5,6 + 4,4 × X =130
i) ( X – 12) × 17 : 11 = 51
k) 9,15 × X + 2,85 × X = 48
* Bài 3: Tìm X, biết:
a) ( X × 7 + 8) : 5 = 10
b) ( X + 5) × 19 : 13 = 57
c) 4 x ( 36 – 4 × X) = 64
d) 7,6 : 1,9 × X = 3,2
e) (X : 2 + 50) : 5 = 12
g) 280 : ( 7 + 3 × X) = 4
h) 6 × ( 28 – 8 × X) = 72
i) (X – 15 ) × 3 : 12 = 6
k) (X : 4 + 6) × 7 = 70
l) 5 × ( 7 + 3 × X) = 140
* Bài 4: Tìm X, biết:
a) X × 17,7 - 7,7 × X = 177
b) 9 × (12 - 2 × X) = 54
c) X × 3,9 + X × 0,1 = 16
d) 1,23 : X - 0,45 : X = 1,5
e)
f)
g)
h)
i) (X × 0,25 + 2012) × 2013 = (50 + 2012) × 2013
k)
* Bài 5: Tìm X, biết:
a)
b) 4,25 × (X + 41,53) - 125 = 53,5
c)
d)
e) 53,2 : (X - 3,5) + 45,8 = 99
* Bài 6: Tìm X, biết:
a) (455 - X : 2 × 6) : 5 = 31
b) (674 - 23 × 23) : X × 2 = 58
c) 235 - X × 5 + 365 = X × 35
d) 674 + X : 3 × 18 - X × 46 = 541
e) (X × 24) : (X × 4) = 132 - X × 7
Hy vọng với bài viết về Dạng Tìm X lớp 5 cơ bản và nâng cao có đáp án ở trên giúp các em hiểu rõ hơn phương pháp giải các dạng toán này, qua đó dễ dàng giải các bài toán tương tự khi gặp. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.