Với bài viết về Thoát hơi nước, các em đã biết: Khái niệm thoát hơi nước, vai trò của qúa trình thoát hơi nước, thoát hơi nước qua lá bằng khí khổng và cutin, và các nhân tố nào ảnh hướng tới quá trình thoát hơi nước.
Phần câu hỏi và bài tập của bài Thoát hơi nước trang 19 SGK Sinh học 11 dưới đây giúp em hệ thống lại các kiến thức đã học, ghi nhớ tốt hơn và nắm vững kiến thức này.
Dưới đây là nội dung giải bài 1, 2, 3 trang 19 SGK Sinh 11 và trả lời các câu hỏi in nghiêng giữa bài.
I. Hướng dẫn trả lời câu hỏi (giữa bài) Sinh 11 bài học 3
* Câu hỏi Sinh 11 Bài 3 trang 17: Đọc bảng 3 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Những số liệu nào trong bảng cho phép khẳng định rằng, số lượng khí khổng có vai trò quan trọng trong sự thoát hơi nước của lá cây?
+ Vì sao mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước?
- Dựa vào các số liệu trong bảng 3, hình 3.3 và những điều vừa nêu, hãy cho biết những cấu trúc nào tham gia vào quá trình thoát hơi nước ở lá.
* Hướng dẫn:
- Ở cây thược dược số lượng khí khổng ở mặt trên và mặt dưới khác nhau, số lượng khí khổng ở mặt dưới (30 khí khổng/mm2) nhiều hơn mặt trên (22 khí khổng/mm2) thì có tốc độ thoát hơi nước lớn hơn. Các số liệu cũng tương tự ơ cây đoạn và cây thường xuân.
→ Tốc độ thoát hơi nước tỉ lệ với số lượng khí khổng phân bố trên bề mặt lá.
- Mặt trên của cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước vì mặt trên của lá được phủ bởi một lớp cutin, nước có thể thoát ra qua lớp cuitn này.
- Các cấu trúc tham gia vào quá trình thoát hơi nước là: khí khổng, lớp cutin.
II. Giải bài 1, 2, 3 trang 19 SGK Sinh học 11 bài học 3
* Bài 1 trang 19 SGK Sinh học 11: Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
* Lời giải:
Dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì:
- Cùng với quá trình khí khổng mở ra để thoát hơi nước thì O2 cũng được khuếch tán ra môi trường và CO2 cũng khuếch tán vào lá. Việc có nhiều O2 và ít CO2 xung quanh sẽ khiến cho người đứng dưới tán cây dễ chịu hơn.
- Các mái che bằng vật liệu xây dựng không thể làm được hai điều trên, ngoài ra chúng còn hấp thu nhiệt độ môi trường và khó giải phóng nhiệt. Vì vậy người đứng dưới mái che sẽ luôn cảm thấy nóng hơn so với khi đứng dưới bóng cây.
* Bài 2 trang 19 SGK Sinh học 11: Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?
* Lời giải:
So với cây ở trên đồi, thì cây trong vườn có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn. Vì:
- Cây ở trong vườn được sống trong môi trường có nhiều nước hơn cây ở trên đồi, do vậy chúng có khả năng lấy được nhiều nước hơn (được tưới thường xuyên, được chăm sóc nhiều hơn, và độ dốc của vườn cũng thường thấp hơn so với độ dốc của sườn đồi) vì vậy lượng nước được thoát ra cũng nhiều hơn.
- Để tiện cho việc thoát hơi nước, lớp cutin của cây trong vườn cũng mỏng hơn lớp cutin của cây trên đồi, giúp cho nước thoát ra được nhiều hơn, mạng hơn.
* Bài 3 trang 19 SGK Sinh học 11: Tác nhân chủ yếu nào điều tiết độ mở của khí khổng?
* Lời giải:
Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là hàm lượng nước trong tế bào khí khổng. Vì:
- Mỗi khí khổng được cấu tạo bởi 2 tế bào hình hạt đậu. Mỗi tế bào hạt đậu có thành phía trong dày hơn, thành phía ngoài mỏng hơn. Hai tế bào có thành phía trong quay vào nhau.
- Khi no nước, vách mỏng của tế bào khí khổng căng phồng làm cho vách dày cong theo, lỗ khí mở ra, hơi nước thoát ra. Khi mất nước, vách mỏng hết căng và vách dày uốn thẳng lại làm lỗ khí đóng lại, hơi nước không thể thoát ra.
Hy vọng với bài viết hướng dẫn trả lời các Câu hỏi và Giải bài 1, 2, 3 trang 19 SGK Sinh 11 giúp các em nắm vững kiến thức bài Thoát hơi nước. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.