Hotline 0939 629 809

Câu hỏi và Bài tập Sinh 11 bài 6: Giải bài 1, 2, 3 trang 31 SGK Sinh học 11 bài học 6

11:22:3813/09/2022

Với nội dung tiếp theo bài viết về Dinh dưỡng nitơ ở thực vật, các em đã biết: Nguồn cung cấp Nitơ tự nhiên cho cây chủ yếu từ không khí và đất; Quá trình chuyển hoá nitơ trong đất; Các phương pháp bón phân, bón phân hợp lý và năng suất cây trồng.

Phần hướng dẫn giải câu hỏi và bài tập của bài Dinh dưỡng nitơ ở thực vật trang 31 SGK Sinh học 11 dưới đây giúp em hệ thống lại các kiến thức đã học, ghi nhớ tốt hơn và nắm vững kiến thức này.

Dưới đây là nội dung giải bài 1, 2, 3 trang 31 SGK Sinh 11 và trả lời các câu hỏi in nghiêng giữa bài.

I. Hướng dẫn trả lời câu hỏi (giữa bài) Sinh 11 bài học 6

* Trả lời câu hỏi SGK Sinh 11 Bài 6 trang 28: Hãy chỉ ra trên sơ đồ (hình 6.1) con đường chuyển hóa nitơ hữu cơ (trong xác sinh vật) trong đất thành dạng nitơ khoáng (NH4+,NO3-).

Sự phụ thuộc về mặt dinh dưỡng của cây vào vi sinh vật đất

Hình 6.1: Sự phụ thuộc về mặt dinh dưỡng của cây vào hoạt động của vi sinh vật đất.

* Trả lời:

Các chất hữu cơ (trong xác sinh vật) trong đất được chuyển hóa thành dạng nito NH4+ dưới tác động của vi khuẩn amon hóa. Sau đó dưới tác động của vi khuẩn nitrat hóa NH4+ được chuyển hóa thành dạng NO3-. Đây là hai dạng nito mà rễ cây có thể hấp thụ được.

Ta có sơ đồ:

 Vật chất hữu cơ  -vi khuẩn amôn hoá→ NH4+ ‾vi khuẩn nitrat hoá→  NO3-

* Trả lời câu hỏi SGK Sinh 11 Bài 6 trang 29: Hãy chỉ ra trên hình 6.1 con đường cố định nitơ phân tử xảy ra ở trong đất và sản phẩm của quá trình đó.

* Trả lời:

- Quá trình liên kết N2 với H2 hình thành NH3 gọi là quá trình cố định nito.

- Trong tự nhiên, hoạt động của nhóm vi sinh vật cố định nito có vai trò quan trọng trong bù đắp lại lượng nito của đất đã bị cây lấy đi.

- Con đường sinh học cố định nito là con đường cố định do các vi sinh vật thực hiện: vi khuẩn cố định đạm sống tự do và vi khuẩn cố định đạm sống cộng sinh.

- Quá trình cố định nito được thực hiện nhờ enzim nitrogenaza. Ntrogenaza có khả năng bẻ gãy ba liên kết cộng hóa trị bền vững giữa hai nguyên tử nito để nito liên kết với hidro tạo amoniac (NH3). Trong môi trường nước NH3 chuyển thành NH4+.

II. Giải bài 1, 2, 3 trang 31 SGK Sinh 11 bài học 5

* Bài 1 trang 31 SGK Sinh học 11: Nêu các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được.

* Lời giải:

• Các dạng nitơ có trong đất:

  - Nitơ khoáng (nitơ vô cơ) trong muối khoáng

  - Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật…)

• Dạng nitơ mà cây hấp thụ được là nitơ khoáng (NH4+ và NO3-).

* Bài 2 trang 31 SGK Sinh học 11: Trình bày vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật.

* Lời giải:

- Quá trình cố định nitơ bằng con đường sinh học là biến nitơ phân tử (N2) sẵn có trong khí quyển nhưng thực vật không hấp thụ được thành dạng nitơ khoáng NH3 (NH4+ trong môi trường nước) để cây dễ dàng hấp thụ.

- Nhờ có quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học xảy ra ở điều kiện bình thường tại hầu như khắp mọi nơi trên Trái Đất mà lượng nitơ bị mất hằng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại, đảm bảo nguồn cung cấp dinh dưỡng nitơ bình thường cho cây.

* Bài 3 trang 31 SGK Sinh học 11: Thế nào là bón phân hợp lí và biện pháp đó có tác dụng gì đối với năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường?

* Lời giải:

- Bón phân hợp lí là bón đúng nhu cầu của cây theo đặc điểm di truyền của giống, loài cây; theo pha sinh trưởng và phát triển; theo đặc điếm lí, hóa tính của đất và theo điều kiện thời tiết.

- Tác dụng của bón phân hợp lí với năng suất cây trồng: Cây sinh trưởng tốt, sức sống cao, năng suất cao, hiệu quả của phân bón cao, giảm chi phí đầu vào, không gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.

Hy vọng với bài viết hướng dẫn trả lời các Câu hỏi và Giải bài 1, 2, 3 trang 31 SGK Sinh 11 giúp các em nắm vững kiến thức bài Dinh dưỡng nitơ ở thực vật. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan