Hotline 0939 629 809

Một số vấn đề mang tính toàn cầu: Sự bùng nổ dân số, già hóa dân số, biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước - Địa lí 11 bài 3

15:02:2721/06/2022

Cùng với việc bảo vệ hòa bình, nhân loại hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức mang tính toàn cầu như: bùng nổ dân số, già hóa dân số, ô nhiễm môi trường,... gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Vậy sự bùng nổ dân số trên thế giới diễn ra chủ yếu ở các nước nào? châu lục nào? già hóa dân số là gì? có biểu hiện nào? Nguyên nhân biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ozon? hậu quả của ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương như thế nào? Suy giảm đa dạng sinh vật là gì? tất cả sẽ có câu trả lời qua bài viết dưới đây.

I. Dân số

1. Bùng nổ dân số

 Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỷ XX. Năm 2005, số dân thế giới là 6,477 tỷ người (dân số thế giới hiện nay là 7,7 tỉ người vào năm 2018).

 Dân số bùng nổ hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển (chiếm 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới).

 Tỉ suất gia tăng tự nhiên của các nước đang phát triển > mức trung bình của thế giới > các nước phát triển.

• Hậu quả: Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống.

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm (đơn vị %)

2. Già hóa dân số

 Biểu hiện cả già hóa dân số

- Dân số thế giới đang có xu hướng già đi:

- Trong cơ cấu dân số: tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên 60 tuổi ngày càng cao.

- Tuổi thọ dân số thế giới ngày càng tăng.

- Các nước phát triển có dân số già hơn.

Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi giai đoạn 2000 2005Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi giai đoạn 2000 2005 (đơn vị %)

 Hậu quả của cơ cấu dân số già:

- Thiếu nguồn lao động trong tương lai.

- Chi phí phúc lợi cho người già tăng.

- Thiếu diện tích đất ở.

- Tỉ suất sinh giảm.

II. Môi trường

1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn

- Lượng CO2 tăng dẫn đến hiệu ứng nhà kính tăng làm nhiệt độ Trái Đất tăng (nhiệt độ trái đất tăng 0,60C trong 100 năm qua)

- Khí thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt dẫn đến mưa axit và làm tầng ôdôn ngày càng mỏng và lỗ thủng ngày càng lớn.

2. Ô nhiễm môi trường nước ngọt, biển và đại dương

- Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa xử lí đổ trực tiếp vào sông hồ → ô nhiễm → thiếu nước sạch.

- Chất thải công nghiệp chưa xử lí → đổ trực tiếp vào sông biển, đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu

Do vậy mà môi trường biển chịu nhiều tổn thất.

Ô nhiễm dầu trên biểnÔ nhiễm dầu trên biển

3. Suy giảm đa dạng sinh học

- Do sự khai thác thiên nhiên quá mức làm cho sinh vật bị tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt chủng.

- Hậu quả là làm mất đi nhiều loài sinh vật, gen di truyền, thực phẩm, thuốc, nguyên liệu sản xuất,...

III. Một số vấn đề khác

• Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố trở thành mối đe dọa trực tiếp tới ổn định hòa bình của thế giới.

 + Nạn khủng bố: sử dụng thành tựu khoa học công nghệ để thực hiện ( vũ khí sinh hoá học, chất nổ, phá hoại mạng vi tính…)

 + Hoạt động kinh tế ngầm: buôn lậu vũ khí, rửa tiền…

• Để giải quyết các vấn đề trên cần phải có sự hợp tác tích cực giữa các quốc gia và toàn thể cộng đồng quốc tế.

Hy vọng qua bài viết Một số vấn đề toàn cầu hóa trong nội dung môn Địa lí 11 bài 3 ở trên trên của hayhochoi.vn giúp các em dễ dàng trả lời các câu hỏi dạng như:

Sự bùng nổ dân số trên thế giới diễn ra chủ yếu ở các nước nào? châu lục nào? già hóa dân số là gì? có biểu hiện nào? Nguyên nhân biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ozon? hậu quả của ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương như thế nào? Suy giảm đa dạng sinh vật là gì? Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Đánh giá & nhận xét

captcha