Giải Địa lí 10 trang 23 Chân trời sáng tạo SGK

10:47:4404/07/2024

Hướng dẫn Giải Địa lí 10 trang 23 Chân trời sáng tạo SGK bài 4: Trái đất, thuyết kiến tạo mảng, chi tiết dễ hiểu để học sinh giải bài tập Địa lí 10 SGK chân trời sáng tạo tốt hơn, giỏi hơn.

Câu hỏi 1 trang 23 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo:

Dựa vào hình 4.3, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Kể tên các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.

- Trình bày đặc điểm các loại khoáng vật và đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất.

Câu hỏi 1 trang 23 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

Trả lời Câu hỏi trang 23 Địa lí 10:

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bằng nhiều nguyên tố hóa học, chủ yếu là silic và nhôm. Khoáng vật và đá là những vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất.

- Khoáng vật

+ Là những nguyên tố hoặc hợp chất hóa học được hình thành do các quá trình địa chất. + Trong thiên nhiên, đa số khoáng vật ở trạng thái rắn như thạch anh, hematit, canxit,... 

+ Một số khoáng vật là đơn chất như vàng, kim cương... hoặc hợp chất như canxit, thạch anh, mica,...

- Đá

+ Là tập hợp của một hay nhiều loại khoáng vật, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái Đất.

+ Dựa vào nguồn gốc hình thành, các loại đá được chia thành ba nhóm là đá mácma, đá trầm tích và đá biến chất.

Câu hỏi 2 trang 23 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo:

Dựa vào hình 4.4 và thông tin trong bài, em hãy:

- Trình bày khái quát nội dung thuyết kiến tạo mảng.

- Kể tên các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển.

- Cho biết vì sao các mảng kiến tạo có thể di chuyển.

Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển

Trả lời Câu hỏi 2 trang 23 Địa lí 10:

 Nội dung thuyết kiến tạo mảng

- Thuyết kiến tạo mảng ra đời vào những năm 60 của thế kỉ XX trên cơ sở thuyết “Lục địa trôi” của nhà bác học người Đức A.Về-ghe-ne (Alfred Wegener).

- Dựa vào sự ăn khớp về hình thái bờ biển, địa chất và di tích hóa thạch ở bờ các lục địa, ông cho rằng đại Cổ sinh, trên Trái Đất chỉ có một lục địa thống nhất, sau đó bị tách thành nhiều bộ phận rồi trôi dạt tạo nên các lục địa và đại dương ngày nay.

- Theo thuyết kiến tạo mảng, vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành đã bị gãy vỡ, tách ra thành những mảng cũng gọi là mảng kiến tạo.

 Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển: Mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Âu - Á, châu Phi, Nam Cực, Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a và Thái Bình Dương.

 Giải thích các mảng kiến tạo có thể di chuyển: Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti và dịch chuyển trên lớp này do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng man-ti trên. Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể tách rời nhau hoặc xô vào nhau.

Với nội dung Giải Địa lí 10 trang 23 Chân trời sáng tạo chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung kiến thức Địa lí 10 SGK Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

 Xem thêm Giải Địa lí 10 Chân trời sáng tạo khác

Giải Địa lí 10 trang 21 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Địa lí 10 trang 22 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Địa lí 10 trang 23 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Địa lí 10 trang 24 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Địa lí 10 trang 25 Chân trời sáng tạo SGK

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan