Hướng dẫn Giải Địa lí 10 trang 21 Chân trời sáng tạo SGK bài 4: Trái đất, thuyết kiến tạo mảng, chi tiết dễ hiểu để học sinh giải bài tập Địa lí 10 SGK chân trời sáng tạo tốt hơn, giỏi hơn.
Mở đầu trang 21 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo:
Trái Đất được hình thành như thế nào? Sự dịch chuyển các mảng kiến tạo đã làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất ra sao?
Trả lời Mở đầu trang 21 Địa lí 10:
- Trái Đất được hình thành trong một quá trình lâu dài, với nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc hình thành Trái Đất như giả thuyết Căng - La-plat, giả thuyết Ốt-tô Xmit,...
- Sự dịch chuyển các mảng kiến tạo đã tạo ra các dạng địa hình mới trên bề mặt Trái Đất (đồng bằng, núi cao, hẻm vực, dãy núi ngầm,…).
Câu hỏi trang 21 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo:
Dựa vào hình 4.1, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy mô tả quá trình hình thành Trái Đất.
Trả lời Câu hỏi trang 21 Địa lí 10:
- Theo quan niệm chung nhất, những thiên thể trong hệ Mặt Trời được hình thành từ một đám mây bụi và khí lạnh hình đĩa với các vành xoắn ốc quay tương đối chậm.
- Trong quá trình chuyển động, các hạt bụi va chạm lẫn nhau, nóng lên, dính kết với nhau. Khói bụi lớn nhất tập trung ở trung tâm, nơi nhiệt độ tăng lên rất cao và các phản ứng hạt nhân bắt đầu xuất hiện, đã hình thành Mặt Trời.
- Những vành xoắn ốc ở phía ngoài cũng dần dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất.
Với nội dung Giải Địa lí 10 trang 21 Chân trời sáng tạo chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung kiến thức Địa lí 10 SGK Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem thêm Giải Địa lí 10 Chân trời sáng tạo khác
Giải Địa lí 10 trang 21 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Địa lí 10 trang 22 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Địa lí 10 trang 23 Chân trời sáng tạo SGK