Lập phương trình đường tròn (C) trong các trường hợp sau:...
Bài 2 trang 62 Toán 10 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo: Lập phương trình đường tròn (C) trong các trường hợp sau:
a) (C) có tâm I(1; 5) có bán kính r = 4;
b) (C) có đường kính MN với M(3; -1) và N(9; 3);
c) (C) có tâm I(2; 1) và tiếp xúc với đường thẳng 5x – 12y + 11 = 0;
d) (C) có tâm A(1; -2) và đi qua điểm B(4; -5).
Giải bài 2 trang 62 Toán 10 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo:
a) Phương trình đường tròn (C) có tâm I(1; 5) và bán kính r = 4 là:
(x – 1)2 + (y – 5)2 = 42
⇔ (x – 1)2 + (y – 5)2 = 16.
Vậy phương trình đường tròn (C) có tâm I(1; 5) và bán kính r = 4 là:
(x – 1)2 + (y – 5)2 = 16.
b) Tâm I của đường tròn (C) là trung điểm của đoạn thẳng MN.
Khi đó tọa độ tâm I của đường tròn (C) là:
Vậy I(6;1)
Lại có:
Vì MN là đường kính của đường tròn (C) nên bán kính của (C) là:
Phương trình đường tròn (C) có tâm I(6; 1) và bán kính là:
(x – 6)2 + (y – 1)2 = 13
Vậy phương trình đường tròn (C) cần tìm có phương trình là:
(x – 6)2 + (y – 1)2 = 13.
c) Bán kính của đường tròn (C) là khoảng cách từ điểm I(2;1) đến đường thẳng 5x – 12y + 11 = 0 là:
Phương trình đường tròn (C) có tâm I(2; 1) và bán kính là R = 9/13 là:
(x – 2)2 + (y – 1)2 = (9/13)2
⇔ (x – 2)2 + (y – 1)2 = 81/169
Vậy phương trình đường tròn (C) là:
(x – 2)2 + (y – 1)2 =81/169
d) Bán kính của đường tròn (C) chính là độ dài đoạn thẳng AB.
Ta có
Khi đó
Phương trình đường tròn tâm A(1; -2) bán kính là:
⇔ (x – 1)2 + (y + 2)2 = 18.
Vậy phương trình đường tròn cần tìm là (C) là:
(x – 1)2 + (y + 2)2 = 18.
Hy vọng với lời giải bài 2 trang 62 Toán 10 Tập 2 SGK Chân trời Sáng tạo ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem giải bài tập Toán 10 SGK tập 2 Chân trời sáng tạo cùng chuyên mục