Dựa vào đồ thị của hàm số bậc hai tương ứng, hãy xác định tập nghiệm...
Bài 1 trang 12 Toán 10 Tập 2 SGK Chân trời sáng tạo: Dựa vào đồ thị của hàm số bậc hai tương ứng, hãy xác định tập nghiệm của các bất phương trình bậc hai sau đây:
Giải Bài 1 trang 12 Toán 10 Tập 2 SGK Chân trời sáng tạo:
Dựa vào hình vẽ ta thấy:
Đồ thị hàm số f(x) cắt trục hoành tại hai điểm có hoành độ lần lượt là x1 = -3 và x2 = 1/2 hay với x1 = -3 và x2 = 1/2 thì f(x) = 0.
Trong hai khoảng (-∞; -3) và (1/2;+∞) đồ thị hàm số f(x) nằm phía trên trục hoành tức là f(x) > 0 khi x thuộc hai khoảng (-∞; -3) và (1/2;+∞).
Trong khoảng (-3; 1/2) đồ thị hàm số f(x) nằm phía dưới trục hoành, tức là là f(x) < 0 khi x thuộc khoảng (-3; 1/2).
Kết luận: Bất phương trình x2 + 2,5x – 1,5 ≤ 0 có tập nghiệm là S [-3; 1/2]
Dựa vào hình vẽ ta thấy:
Đồ thị hàm số f(x) cắt trục hoành tại một điểm có hoành độ x = -4 hay f(x) = 0 khi x = -4.
Với x ≠ -4 thì đồ thị hàm số f(x) nằm phía dưới trục hoành nên f(x) < 0 với x ≠ -4.
Kết luận: Bất phương trình – x2 – 8x – 16 < 0 có tập nghiệm là S = R\{-4}.
Dựa vào hình vẽ ta thấy:
Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt có hoành độ lần lượt x1 = 3/2 và x2 = 4 hay f(x) = 0 khi x1 = 3/2 và x2 = 4.
Đồ thị hàm số f(x) nằm phía dưới trục hoành với x thuộc hai khoảng (-∞; 3/2) và (4; +∞) hay f(x) < 0 với x ∈ (-∞; 3/2) ∪ (4; +∞).
Đồ thị hàm số f(x) nằm phía trên trục hoành với x thuộc khoảng (3/2; 4) hay f(x) > 0 với x thuộc khoảng (3/2; 4).
Kết luận: Bất phương trình – 2x2 + 11x – 12 > 0 có tập nghiệm S = (3/2; 4).
Dựa vào hình vẽ ta thấy:
Đồ thi hàm số f(x) nằm phía trên trục hoành với mọi x hay f(x) > 0 với x ∈ R.
Vậy bất phương trình ½x2 + ½x + 1 ≤ 0 có tập nghiệm S = Φ.
Hy vọng với lời giải bài 1 trang 12 Toán 10 Tập 2 SGK Chân trời Sáng tạo ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem giải bài tập Toán 10 SGK tập 2 Chân trời sáng tạo cùng chuyên mục