Lý thuyết Bài 1: Đạo hàm chương 7 SGK Toán 11 Chân trời sáng tạo Tập 2. Nội dung về định nghĩa đạo hàm, tính đạo hàm bằng định nghĩa, khái niệm số e, ý nghĩa hình học của đạo hàm.
Đạo hàm là gì, số e là gì, cách tính đạo hàm bằng định nghĩa như nào? câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung bài viết này.
• Cho hàm số y = f(x) xác định trên khoảng (a; b) và x0 ∈ (a; b).
Nếu tồn tại giới hạn hữu hạn:
thì giới hạn này được gọi là đạo hàm của hàm số f(x) tại x0 , kí hiệu là f'(x) hoặc y'(x0). Vây:
* Chú ý: Cho hàm số y = f(x) xác định trên khoảng (a; b). Nếu hàm số này có đạo hàm tại mọi điểm x ∈ (a; b) thì ta nói nó có đạo hàm trên khoảng (a; b), kí hiệu y' hoặc f'(x).
* Ví dụ: Cho hàm só f(x) = x2. Tính f'(x0) với x0 ∈ R.
* Lời giải:
Ta có:
* Chú ý: Cho hàm số y = f(x) xác định trên khoảng (a; b), có đạo hàm tại x0 ∈ (a; b).
i) Đại lượng Δx = x – x0 được gọi là số gia của biến tại x0. Đại lượng Δy = f(x) – f(x0) gọi là số gia tương ứng của hàm số. Khi đó, x = x0 + Δx và
ii) Tỉ số Δy/Δx biểu thị tốc độ thay đổi trung bình của đại lượng y theo đại lượng x trong khoảng từ x0 đến x0 + Δx; còn f'(x) biểu thị tốc độ thay đổi (tức thời) của đại lượng y theo đại lượng x tại điểm x0.
• Ý nghĩa vật lí của đạo hàm
— Nếu hàm số s = f(t) biểu thị quãng đường di chuyển của vật theo thời gian t thì f'(t0) biểu thị tốc độ tức thời của chuyển động tại thời điểm t0.
— Nếu hàm số T = f(t) biểu thị nhiệt độ T theo thời gian t thì f'(t0) biểu thị tốc độ thay đổi nhiệt độ theo thời gian tại thời điểm t0.
Cho hàm số y = f(x) xác định trên khoảng (a; b) và có đạo hạm tại x0 ∈ (a; b). Gọi (C) là đồ thị của hàm số đó.
Đạo hàm của hàm số y = f(x) tại điểm x0 là hệ số góc của tiếp tuyến M0T của (C) tại điểm M0(x0; f(x0))
Tiếp tuyến M0T có phương trình là: y – f(x0) = f'(x0)(x – x0)
* Ví dụ: Cho hàm số y = f(x) = x2 có đồ thị (C) và điểm M(2; 4) ∈ (C). Tính hệ số góc của tiếp tuyến của (C) tại điểm M và viết phương trình của tiếp tuyến đó.
* Lời giải:
Ta có f'(x) = (x2)' = 2x
Nên tiếp tuyến của (C) tại điểm M(2; 4) có hệ số góc là f'(xM) = f'(2) = 2.2 = 4
Phương trình tiếp tuyến của (C) tại M có dạng: y – yM = f'(xM).(x – xM)
⇔ y – 4 = 4(x – 2)
⇔ y = 4x – 4
Một người gửi tiết kiệm khoản tiền A triệu đồng (gọi là vốn) với lãi suất là r/năm theo thể thức lãi kép (tiền lãi sau mỗi kì hạn được cộng gộp vào vốn).
* Lưu ý: Nếu 1 năm được chia thành n kì hạn (n ∈ N*) thì lãi suất mỗi kì hạn là r/n.
Kí hiệu T là tổng số tiền vốn và lãi của người gửi sau một năm. Tuỳ theo kì hạn, ta có công thức tính T khác nhau.
Nếu kì hạn là 1 năm thì T = A(1 + r)
Nếu kì hạn là 6 tháng thì
Nếu kì hạn là 3 tháng thì
Nếu kì hạn là 1 tháng thì
Nếu kì hạn là 1 ngày thì (luôn coi 1 năm là 365 ngày)
Tổng quát, nếu 1 năm được chia thành n kì hạn thì:
với
Khi kì hạn càng ngắn thì n càng lớn, do đó m càng lớn. Người ta chứng minh được rằng có giới hạn hữu hạn:
Hơn nữa, e là số vô tỉ và e = 2,718281828... (số thập phân vô hạn không tuần hoàn).
Từ kết quả trên suy ra, khi kì hạn trở nên rất ngắn (m dần đến +∞) thì dần đến e.
Và do đó: dần đến A.er.
Với nội dung bài viết về: Đạo hàm là gì, số e là gì, cách tính đạo hàm bằng định nghĩa? Toán 11 tập 2 chân trời chương 7 bài 1 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Toán 11 tập 2 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.