Hotline 0939 629 809

Các quy tắc tính đạo hàm, công thức tính đạo hàm của hàm số? Toán 11 chân trời tập 2 chương 7 bài 2

10:45:3406/12/2023

Lý thuyết Bài 2: Các quy tắc tính đạo hàm chương 7 SGK Toán 11 Chân trời sáng tạo Tập 2. Nội dung về Các quy tắc tính đạo hàm, công thức tính đạo hàm của hàm số vô tỉ, hàm số mũ, logarit, lượng giác, hàm hợp,...

Các quy tắc tính đạo hàm, công thức tính đạo hàm của hàm số vô tỉ, hàm số mũ, logarit, lượng giác, hàm hợp,... như nào? câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung bài viết này.

1. Đạo hàm của hàm số y = xn , n ∈ N*

• Hàm số y = xn với n∈ N* có đạo hàm trên R và (xn)' = nxn – 1.

2. Đạo hàm của hàm số y = √x

• Hàm số  có đạo hàm trên khoảng (0; +∞) và 

* Nhận xét:

a) Cho số thực α. Hàm số y = xn được gọi là hàm số luỹ thừa (với tập xác định (0; +∞)).

Công thức (xn)' = nxn – 1 còn đúng khi n là số thực, tức là với số thực α bất kì:

 (xα)' = αxα – 1

Với α = 1/2 ta nhận được cộng thức đã biết:

b) Ở bài học trước, dùng định nghĩa ta tìm được các công thức đạo hàm:

° (C)' = 0 (C là hằng số)

° 

3. Đạo hàm của hàm số lượng giác

Ta có công thức tính đạo hàm của các hàm số lượng giác sau:

• (sinx)' = cosx

• (cosx)' = –sinx

• 

4. Đạo hàm của hàm số mũ và logarit

Ta có công thức tính đạo hàm của các hàm số mũ và logarit sau:

• (ex)' = ex

• (ax)' = axlna (a > 0; a ≠ 1)

• 

• 

5. Đạo hàm của tổng, hiệu, tích, thương hai hàm số

Cho hai hàm số u(x) và v(x) có đạo hàm tại điểm  thuộc tập xác định. Ta có:

• (u + v)' = u' + v'

• (u – v)' = u' – v'

• (u.v)' = u'.v + u.v'    (1)

•     (2)

* Chú ý:

• Với u = C (C là hằng số), công thức (1) trở thành (C.v)' = C.v'

• Với u = 1, công thức (2) trở thành  (với v = v(x) ≠ 0).

6. Đạo hàm của hàm hợp

• Cho hàm số u = g(x) có đạo hàm tại x là u'x và hàm số y = f(u) có đạo hàm tại u là y'u thì hàm hợp y = f(g(u)) có đạo hàm tại x là y'x = y'u.u'x.

Bảng đạo hàm của hàm số

7. Đạo hàm cấp hai

• Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm y' = f'(x) tại mọi x ∈ (a; b)

Nếu hàm số y' = f'(x) lại có đạo hàm tại x thì ta gọi đạo hàm y' là đạo hàm cấp hai của hàm số y = f(x) tại x, kí  hiệu y'' hoặc f''(x).

Ý nghĩa cơ học của đạo hàm cấp hai

Đạo hàm cấp hai f''(t) là gia tốc tức thời tại thời điểm t của vật chuyển động có phương trình s = f(t).

Với nội dung bài viết về: Các quy tắc tính đạo hàm, công thức tính đạo hàm của hàm số? Toán 11 chân trời tập 2 chương 7 bài 2 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Toán 11 tập 2 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Đánh giá & nhận xét

captcha