Các dạng cân bằng, cân bằng bền, không bền, cân bằng của vật có mặt chân đế - Vật lý 10 bài 20

15:30:2626/11/2019

Sự cân bằng của một vật giải thích cho nhiều hiện tượng trong thực tế như: Tại sao ô tô chất trên nóc xe nhiều hàng nặng lại dễ bị lật ở chỗ đường nghiêng, và tại sao con lật đật lại không bị lật đổ.

Để hiểu rõ hơn về các dạng cân bằng của vật, cân bằng bền và cân bằng không bền là gì? ví dụ thực tế về các dạng cân bằng, và cân bằng của vật có mặt chân đế, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Các dạng cân bằng

- Xét sự cân bằng của các vật có một điểm tựa hay một trục quay cố định

- Vật sẽ ở trạng thái cân bằng khi trọng lực tác dụng lên vật có giá đi qua điểm tựa hoặc trục quay.

- Có ba dạng cân bằng là cân bằng bên, cân bằng không bền và cân bằng phiếm định.

các dạng cân bằng của vật

1. Cân bằng không bền

- Là cân bằng mà khi vật bị kéo ra khỏi vị trí cân bằng một chút thì trọng lực có xu hướng kéo nó ra xa vị trí cân bằng đó.

2. Cân bằng bền

- Là cân bằng mà khi vật bị kéo ra khỏi vị trí cân bằng một chút thì trọng lực có xu hướng kéo vật trở về vị trí cân bằng đó.

3. Cân bằng phiếm định

- Là cân bằng mà khi vật bị kéo ra khỏi vị trí cân bằng một chút thì trọng lực có xu hướng giữ nó cân bằng ở vị trí mới

• Nguyên nhân gây ra các dạng cân bằng khác nhau đó là vị trí trọng tâm của vật

- Trường hợp cân bằng không bền, trọng tâm ở vị trí cao nhất so với các vị trí lân cận.

- Trường hợp cân bằng bền, trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các vị trí lân cận.

- Trường hợp cân bằng phiếm định, trọng tâm không thay đổi hoặc ở một độ cao không đổi

II. Cân bằng của vật có mặt chân đế

1. Mặt chân đế 

- Khi vật tiếp xúc với mặt phẳng đỡ chúng bằng cả một mặt đáy thì mặt chân đế là mặt đáy của vật.

- Khi vật tiếp xúc với mặt phẵng đở chỉ ở một số diện tích rời nhau thì mặt chân đế là hình đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc đó.

2. Điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế

- Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế hay là trọng tâm rơi trên mặt chân.

3. Mức vững vàng của cân bằng

- Mức vững vàng của cân bằng được xác định bởi độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế.

- Muốn tăng mức vững vàng của vật có mặt chân đế thì hạ thấp trọng tâm và tăng diện tích mặt chân đế của vật.

III. Bài tập về các dạng cân bằng

* Bài 1 trang 110 SGK Vật Lý 10: Thế nào là dạng cân bằng bền? không bền? phiếm định?

>> Lời giải bài 1 trang 110 SGK Vật Lý 10

* Bài 2 trang 110 SGK Vật Lý 10: Vị trí trọng tâm của vật có vai trò gì đối với mỗi dạng cân bằng?

>> Lời giải bài 2 trang 110 SGK Vật Lý 10

* Bài 3 trang 110 SGK Vật Lý 10: Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là gì?

>> Lời giải bài 3 trang 110 SGK Vật Lý 10

* Bài 4 trang 110 SGK Vật Lý 10: Hãy chỉ rõ dạng cân bằng của:

a) Nghệ sĩ xiếc đang đứng trên dây (hình 20.7).

b) Cái bút chì được cắm vào con dao nhíp (hình 20.8).

c)quả cầu đồng chất trên một mặt có dạng như hình 20.9.

hình bài 4 trang 110 sgk vật lý 10

>> Lời giải bài 4 trang 110 SGK Vật Lý 10

* Bài 5 trang 110 SGK Vật Lý 10: Người ta đã làm thế nào để thực hiện được mức vững vàng cao của trạng thái cân bằng ở những vật sau đây?

a) Đèn để bàn.

b) Xe cần cẩu.

c) Ô tô đua.

>> Lời giải bài 5 trang 110 SGK Vật Lý 10

* Bài 6 trang 110 SGK Vật Lý 10: Một xe tải lần lượt chở các vật liệu sau với khối lượng bằng nhau: thép lá, gỗ và vải. Trong trường hợp nào thì xe khó bị đổ nhất? dễ bị đổ nhất?

>> Lời giải bài 6 trang 110 SGK Vật Lý 10

Hy vọng với bài viết về Các dạng cân bằng, cân bằng bền, không bền, cân bằng của vật có mặt chân đế ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục SGK Vật lý 10 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục SGK Hóa học 10 Lý thuyết và Bài tập

Đánh giá & nhận xét

captcha
...
Lê Khánh Trân
Giúp tui tìm vd về điền kiện cân bằng
Trả lời -
05/12/2021 - 21:52
captcha
Xem thêm bình luận
1 trong số 1
Tin liên quan