Hotline 0939 629 809

Hình thái và cấu trúc nhiễm sắc thể, các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể - Sinh 12 bài 5

17:44:2023/05/2022

Nhiễm sắc thể là một cấu trúc gồm phân tử ADN được liên kết với các loại prôtêin khác nhau (chủ yếu là histôn). NST là cấu trúc mang gen của tế bào và chỉ có thể quan sát thấy chúng dưới kính hiển vi.

Vậy cụ thể, hình thái và cấu trúc của nhiễm sắc thể như thế nào? các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm những dạng nào? chúng ta sẽ cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.

I. Hình thái cấu trúc nhiễm sắc thể

1. Hình thái của nhiễm sắc thể

- Nhiễm sắc thể (NST) là một cấu trúc gồm phân tử ADN liên kết với các loại prôtêin khác nhau (chủ yếu là histôn)

Hình thái của nhiễm sắc thể

- Mỗi nhiễm sắc thể chứa: Tâm động, vùng đầu mút

- Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc.

- Người ta chia NST thanh 2 loại: NST thường và NST giới tính.

2. Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể

- Mỗi NST chứa 1 phân tử ADN có thể dài gấp hàng ngàn lần so với đường kính của nhân tế bào.

- Mỗi tế bào sinh vật nhân thực thường chứa nhiều NST. NST liên kết với các prôtêin và co xoắn lai ở các mức độ khác nhau.

Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể NST ở sinh vật nhân thựcCấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể NST ở sinh vật nhân thực

- Ở sinh vật nhân sơ, mỗi tế bào chỉ chứa một phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng và chưa có cấu trúc NST như ở tế bào nhân thực.

II. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

1. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì?

- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST, thực chất là sắp xếp lại trình tự các gen, làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.

2.  Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

a) Mất đoạn

- Là đột biến làm mất đi một đoạn nào đó của NST

- Làm giảm số lượng gen trên NST, mất cân bằng gen.

- Thường gây chết hoặc giảm sức sống.

b) Lặp đoạn

- Là đột biến làm cho một đoạn của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần.

- Làm tăng số lượng gen trên NST, mất cân bằng gen.

- Làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng, không gây hậu quả nghiêm trọng, tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa.

c) Đảo đoạn

- Là đột biến trong đó một đoạn NST đứt ra và đảo ngược 180o và nối lại.

- Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.

- Có thể ảnh hưởng đến sức sống, giảm khả năng sinh sản của thể đột biến, tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.

d) Chuyển đoạn

- Là đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng.

- Một số gen trên NST thể này chuyển sang NST khác dẫn đến làm thay đổi nhóm gen liên kết.

- Chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản.

Hy vọng với bài viết Hình thái và cấu trúc nhiễm sắc thể, các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ở nội dung môn Sinh học lớp 12 trên của hayhochoi.vn giúp các em nắm vững khối kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan