Hướng dẫn Giải Hóa 12 trang 20 Chân trời sáng tạo với nội dung SGK bài 3: Glucose và Fructose, chi tiết dễ hiểu để học sinh tham khảo giải Hóa 12 chân trời ST tốt hơn, giỏi hơn.
Bài 1 trang 20 Hóa 12 Chân trời sáng tạo:
Có các phát biểu sau:
1) Glucose và fructose không tham gia phản ứng thuỷ phân.
2) Có thể phân biệt glucose và fructose bằng nước bromine.
3) Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m.
4) Chất béo không phải là carbohydrate.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
Giải bài 1 trang 20 Hóa 12 Chân trời sáng tạo:
• Đáp án: D.4
1) Glucose và fructose không tham gia phản ứng thuỷ phân.
→ Đúng. Glucose và fructose là monosaccharide nên không tham gia phản ứng thuỷ phân.
2) Có thể phân biệt glucose và fructose bằng nước bromine.
→ Đúng. Glucose làm mất màu nước bromine, fructose không làm mất màu nước bromine.
3) Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m.
→ Đúng.
4) Chất béo không phải là carbohydrate.
→ Đúng. Chất béo là triester của glycerol và acid béo không phải là carbohydrate.
Số phát biểu đúng là 4.
⇒ Đáp án là D.
Bài 2 trang 20 Hóa 12 Chân trời sáng tạo:
Cho biết mỗi nhận xét dưới đây là đúng hay sai?
a) Glucose và fructose là đồng phân cấu tạo của nhau.
b) Glucose và fructose là carbohydrate thuộc nhóm monosaccharide.
c) Có thể phân biệt glucose và fructose bằng thuốc thử Tollens.
Giải bài 2 trang 20 Hóa 12 Chân trời sáng tạo:
a) Glucose và fructose là đồng phân cấu tạo của nhau.
→ Đúng. Glucose và fructose đều có công thức phân tử là C6H12O6 nên glucose và fructose là đồng phân cấu tạo của nhau.
b) Glucose và fructose là carbohydrate thuộc nhóm monosaccharide.
→ Đúng. Glucose và fructose là monosaccharide.
c) Có thể phân biệt glucose và fructose bằng thuốc thử Tollens.
→ Sai. Glucose phản ứng với thuốc thử Tollens tạo thành kết tủa trắng bạc. Trong môi trường kiềm của thuốc thử Tollens, fructose chuyển hóa thành glucose nên vẫn xảy phản ứng, tạo kết tủa trắng bạc. Do đó không thể dùng thuốc thử Tollens để phân biệt glucose và fructose.
Bài 3 trang 20 Hóa 12 Chân trời sáng tạo:
Đun nóng dung dịch chứa 10 gam glucose với dung dịch AgNO3 (dư) trong ammonia thấy có kim loại bạc tách ra. Tính khối lượng kim loại bạc tối đa thu được trong thí nghiệm.
Giải bài 3 trang 20 Hóa 12 Chân trời sáng tạo:
Ta có:
Có PTPƯ:
CH2OH(CHOH)4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH CH2OH(CHOH)4COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
Theo PTHH thì số mol của Ag là:
nAg = 2nC6H12O6 = 2.1/18 = 1/9 (mol)
Vậy suy ra khối lượng của Ag là:
Với nội dung Giải Hóa 12 trang 20 Chân trời sáng tạo SGK chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải bài tập Hóa 12 SGK Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem thêm Giải Hóa 12 Chân trời sáng tạo nội dung bài bài 3: Glucose và Fructose hay khác.
Giải Hóa 12 trang 15 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Hóa 12 trang 16 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Hóa 12 trang 17 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Hóa 12 trang 18 Chân trời sáng tạo SGK