Sự đông đặc là gì? cho ví dụ về sự đông đặc - Vật lý 6 bài 25

10:07:4814/03/2022

Ở bài trước, các em đã biết về sự nóng chảy, bài này chúng ta tiếp tục tìm hiểu về sự đông đặc, bởi khái niệm nóng chảy và đông đặc thường đi cùng nhau.

Vậy sự đông đặc là gì? ví dụ thực tế về sự đông đặc? qua đó trả lời các câu hỏi vận dụng về sự đông đặc để hiểu rõ hơn khối kiến thức này qua bài viết dưới đây.

II. Sự đông đặc là gì?

- Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

1. Dự đoán

- Trong thí nghiệm ở bài trước, khi thôi không đun nóng, băng phiến sẽ nguội dần, và chuyển về thể rắn ban đầu.

- Kết quả thí nghiệm:

Thí nghiệm sự đông đặc

Nhiệt độ và thể của băng phiến trong quá trình để nguội

2. Phân tích kết quả thí nghiệm

- Từ phút 0 đến phút thứ 4: Nhiệt độ giảm

- Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7: Nhiệt độ không thay đổi

- Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15: Nhiệt độ giảm

* Câu C1 trang 78 SGK Vật Lý 6: Tới nhiệt độ nào thì băng phiến bắt đầu đông đặc?

* Lời giải:

- Nhiệt độ băng phiến giảm dần đến 80oC, băng phiến bắt đầu đông đặc.

* Câu C2 trang 78 SGK Vật Lý 6: Trong khoảng thời gian sau, dạng của đường biểu diễn có đặc điểm gì?

- Từ phút 0 đến phút thứ 4;

- Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7;

- Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15?

* Lời giải:

- Từ phút 0 đến phút thứ 4: đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm nghiêng xuống (đoạn DC).

- Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7: đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm ngang (đoạn CB).

- Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15: đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm nghiêng xuống (đoạn BA).

* Câu C3 trang 78 SGK Vật Lý 6: Trong các khoảng thời gian sau, nhiệt độ của băng phiến thay đổi thế nào?

- Từ phút 0 đến phút thứ 4?

- Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7?

- Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15?

* Lời giải:

- Từ phút 0 đến phút thứ.4: nhiệt độ của băng phiến giảm dần.

- Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7: thì nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.

- Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15: nhiệt độ của băng phiến tiếp tục giảm.

3. Kết luận

- Băng phiến đông đặc ở 80oC. Nhiệt độ này được gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến.

- Nhiệt độ đông đặc bằng nhiêt độ nóng chảy.

- Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.

* Câu C4 trang 78 SGK Vật Lý 6: Chọn từ thích hợp: 70oC, 80oC, 90oC, bằng, không thay đổi để điền vào ô trống của các câu sau:

a) Băng phiến đông đặc ở (1)... Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến. Nhiệt độ đông đặc (2)... nhiệt độ nóng chảy.

b) Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của băng phiến (3)...

* Lời giải:

(1) 80oC

(2) bằng

(3) không thay đổi

III. Vận dụng

* Câu C5 trang 78 SGK Vật Lý 6: Hình 25.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của chất nào?

Hình 25.1 trang 78 SGK Vât lý 6

Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy?

* Lời giải:

Đường biểu diễn ở hình 25.1 là biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước đá.

Mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của nước đá trong bảng sau:

Thời gian đun (phút) Nhiệt độ (0oC) Thể rắn hay lỏng
0 -4 Rắn
1 0 Rắn và lỏng
2 0 Rắn và lỏng
3 0 Rắn và lỏng
4 0 Rắn và lỏng
5 2 Lỏng
6 4 Lỏng
7 6 Lỏng

Cụ thể:

- Từ phút 0 đến phút thứ 1: nhiệt độ của nước đá tăng dần từ -4oC đến 0oC (thể rắn)

- Từ phút thứ 1 đến phút thứ 4: nhiệt độ của nước đá không đổi, nước đá đang nóng chảy (rắn → lỏng)

- Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7: nhiệt độ của nước đá tăng (thể lỏng)

* Câu C6 trang 79 SGK Vật Lý 6: Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng?

* Lời giải:

Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể:

- Đồng nóng chảy: Từ thể rắn sang thể lỏng, khi nung trong lò đúc

- Đồng lỏng đông đặc: Từ thể lỏng sang thể rắn, khi nguội trong khuôn đúc.

Như vậy trong đúc tượng đồng có cả quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc.

* Câu C7 trang 79 SGK Vật Lý 6: Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ?

* Lời giải:

Người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ là vì nhiệt độ tan của nước đá là xác định (0oC) và trong suốt quá trình tan nhiệt độ của nước đá không thay đổi.

Bên cạnh đó nước đá là vật liệu có sẵn, dễ tìm, không độc hại, hoàn toàn phù hợp cho việc làm thí nghiệm.

Hy vọng với bài viết Sự đông đặc là gì? cho ví dụ về sự đông đặc ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để  ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan