Như các em đã biết, để đo độ dài của mỗi vật ở tiết học trước, thì tùy mỗi vật mà ta cần chọn các loại thước phù hợp như thước cuốn, thước dây, thước kẹp hay thước thẳng,...
Bài viết này sẽ hướng dẫn các em chi tiết các đo độ dài của vật, qua đó vận dụng đo một số vật dụng quen thuộc với các em.
I. Cách đo độ dài
- Cách chọn dụng cụ đo: Chọn thước dây để đo chiều dài bàn hóc sẽ chính xác hơn, vì số lần đo ít hơn chọn thước kẻ đo. Ước lượng gần đúng độ dài cần đo để chọn dụng cụ đo thích hợp.
- Cách đặt thước đo: Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật.
- Cách đặt mắt nhìn và ghi kết quả đo: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
- Thống nhất cách đọc và ghi kết quả đo: Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vạch chia thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với vật.
• Kết luận: Khi đo độ dài cần
- Ước lượng độ dài cần đo.
- Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.
- Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
- Đặt mằt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
II. Bài tập vận dụng cách đo chiều dài (độ dài)
* Câu C7 trang 10 SGK Vật Lý 6: Trong các hình sau đây, hình nào vẽ cách đặt thước đúng để đo chiều dài bút chì (H.2.1).
a) Không đặt bút dọc theo chiều bút chì.
b) Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, nhưng một đầu không ngang bằng với vạch số 0
c) Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, vạch số 0 ngang bằng với một đầu của bút chì.
* Lời giải:
- Hình đặt thước đúng để đo chiều dài của bút là hình (c)
* Câu C8 trang 10 SGK Vật Lý 6: Trong các hình sau đây, hình nào vẽ vị trí đặt mắt đúng để đọc kết quả đo (H.2.2)?
a) Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang phải.
b) Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang trái.
c) Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước tại đầu của vật.
* Lời giải:
- Hình đặt mắt đúng để đo và đọc kết quả là hình (c).
* Câu C9 trang 10 SGK Vật Lý 6: Quan sát kĩ hình 2.3 và ghi kết quả đo tương ứng
a) l = (1).....
b) l = (2).....
c) l = (3).....
* Lời giải:
a) (1): 7cm.
b) (2): gần bằng 7cm (độ chừng 6,8cm).
c) (3): dài hơn 7cm (độ chừng 7,4cm).
Vì thước trên có độ chia nhỏ nhất là 1cm, nên tất cả kết quả đo được ở trên đều được ghi là 7cm.
* Câu C10 trang 11 SGK Vật Lý 6: Kinh nghiệm cho thấy độ dài của sải tay một người thường gần bằng chiều cao người đó; độ dài vòng nắm tay thường gần bằng chiều dài của bàn chân người đó (H.2.4).
Hãy kiểm tra lại xem có đúng không.
* Lời giải:
- Kết quả đo trong hai trường hợp sẽ gần giống nhau, sai lệch vài cm.
Hy vọng với bài viết về Đo độ dài (tiếp theo): Cách đo độ dài (chiều dài) của vật và Bài tập vận dụng giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để hayhochoi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.