Soạn bài Tri thức Ngữ Văn trang 88, 89 Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo trong nội dung bài 4: Con người trong thế giới kì ảo (truyện truyền kì), nhằm gợi ý giúp học sinh trả lời câu hỏi để từ đó các em dễ dàng soạn văn 9 được tốt hơn.
1. Truyện truyền kì
- Truyện truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường. Ớ Việt Nam, truyện truyền kì được viết bằng chữ Hán, phát triển mạnh ở thế kỉ XVI - XVII, tiêu biểu là Thánh Tông đi thảo, tương truyền của Lê Thánh Tông, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.
- Đặc điểm của truyện truyền kì thể hiện qua các yếu tố: không gian, thời gian, nhân vật, cốt truyện, lời của người kể chuyện và lời của nhân vật.
+ Không gian truyền kì: Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới thánh thần, ma, quỷ có sự tương giao. Điều này làm nên đặc điểm riêng cho không gian truyện truyền kì - không gian giàu yếu tố kì ảo.
+ Thời gian truyền kì: Có sự khác biệt về thời gian ở cõi trần với cõi âm ti, thuỷ phủ hoặc nơi thượng giới (biểu hiện qua nhịp độ nhanh chậm của thời gian); con người có thể sống nhiều đời, nhiều cuộc đời hoặc sống nhờ các phép thuật kì ảo.
+ Nhân vật trong truyện truyền kì: Nhân vật có thể là con người hay thần linh, ma, quỷ... Nếu nhân vật là con người, họ thường có nét đặc biệt nào đó; nếu nhân vật là thần linh, ma, quỷ, họ thường mang hình ảnh, tính cách của con người.
+ Cốt truyện trong truyện truyền kì: Truyện truyền kì thường sử dụng yếu tố kì ảo tạo nên những biến đổi bất ngờ và hợp lí hóá những điều ngẫu nhiên, bất bình thường trong cốt truyện.
+ Lời của người kể chuyện: Lời của người kể chuyện trong truyện truyền kì là lời kể của một người biết hết mọi chuyện ở trần gian, địa phủ, thượng giới; mọi hành động, suy nghĩ của nhân vật. Lời của người kể chuyện thường chiếm tỉ lệ cao trong văn bản.
2. Lời đối thoại và độc thoại trong văn bản truyện
- Lời đối thoại trong văn bản truyện là lời thoại giữa các nhân vật, thể hiện nội dung giao tiếp của họ trong sự luân phiên (người nói và người nghe) đổi vai cho nhau. Lời độc thoại trong văn bản truyện là lời nhân vật tự nói với mình, thường dưới dạng lời nói thầm trong đầu (độc thoại nội tâm).
3. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp và việc sử dụng dấu câu
Trong giao tiếp, tuỳ vào tình huống cụ thể, ta có thể dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của một người nào đó theo cách dẫn trực tiếp hoặc dẫn gián tiếp.
- Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của một người/một nhân vật. Phần dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép.
* Ví dụ:
Thành xem trăn trở, tự nhủ: "Phải chăng bức vẽ này chỉ cho ta chỗ bắt dế?".
(Bồ Tùng Linh, Dế chọi)
- Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của một người/ một nhân vật theo cách diễn đạt của mình. Phần dẫn gián tiếp thường dùng kèm các từ “rằng”, “là” .... và không được đặt trong ngoặc kép.
Ví dụ: Phần “chuyện kia do ai nói ra” trong câu “Nhưng nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói;...” (Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương) là lời nói của Vũ Nương được dẫn gián tiếp.
Với nội dung bài soạn Tri thức Ngữ Văn trang 88, 89 Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo trong bài 4: Con người trong thế giới kì ảo (truyện truyền kì) chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững kiến thức Ngữ Văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem thêm Soạn Văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo khác
Chuyện người con gái Nam Xương trang 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96
Truyện lạ nhà thuyền chài trang 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105
Sơn Tinh, Thủy Tinh trang 105, 106, 107, 108
Thực hành tiếng Việt trang 109
Dế chọi trang 110. 111, 112, 113, 114
Viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc trang 114, 115, 116, 117, 118, 119
Kể một câu chuyện tưởng tượng trang 119, 120, 121
Ôn tập bài 4: Con người trong thế giới kì ảo (truyện truyền kì) trang 121