Định luật Ôm, Công thức, Cách tính và Điện trở dây dẫn - Vật lý 9 bài 2

09:31:0112/07/2019

Khi sử dụng cùng Hiệu điện thế (U) đặt vào 2 đầu dây dẫn khác nhau thì Cường độ dòng điện (I) qua chúng có khác nhau không và Công thức tính Cường độ dòng điện này như thế nào?

Định luật Ôm là gì? Điện trở dây dẫn là gì? Công thức và cách tính Định luật Ôm như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Điện trở của dây dẫn

1. Xác định thương số  đối với mỗi dây dẫn

* Câu C1 trang 7 SGK Vật Lý 9: Tính thương số U/I đối với mỗi dây dẫn dựa vào số liệu trong bảng 1 và bảng 2 ở bài trước.

* Hướng dẫn giải Câu C1 trang 7 SGK Vật Lý 9:

- Dựa vào bảng số liệu thí nghiệm, tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở rồi so sánh.

◊ Bảng 1:

Lần đo/Kết quả U(V) I(A) U/I
 1  1,50  0,30  5,00
 2  3,00  0,61  4,92
 3  4,50  0,90  5,00
 4  6,00  1,22  4,92
 5  7,50  1,49  5,03

◊ Bảng 2

Lần đo/Kết quả U(V) I(A) U/I
 1  2,00  0,10  20,00
 2  2,50  0,125  20,00
 3  4,00  0,20  20,00
 4  5,00  0,25  20,00
 5  6,00  0,30  20,00

* Câu C2 trang 7 SGK Vật Lý 9: Nhận xét giá trị thương số đối với mỗi dây dẫn và với hai dây dẫn khác nhau.

* Hướng dẫn giải Câu C2 trang 7 SGK Vật Lý 9:

- Ở mỗi dây dẫn, ta nhận thấy thương số U/I gần như không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hoặc nếu có thay đổi thì thay đổi rất nhỏ do ảnh hưởng của sai số trong quá trình làm thực nghiệm và sai số từ dụng cụ đo, nếu làm thực nghiệm càng cẩn thận và dụng cụ đo có sai số càng nhỏ thì kết quả cho ta thấy rõ thương số U/I sẽ không thay đổi khi U thay đổi.

- Ở hai dây dẫn khác nhau ta thấy thương sô U/I sẽ khác nhau nếu 2 dây khác nhau, như vậy thương số U/I phụ thuộc vào loại dây dẫn.

2. Điện trở của dây dẫn là gì?

• Trị số  không đổi đối với mỗi dây dẫn và được gọi là Điện trở của dây dẫn.

• Ký hiệu của Điện trở trong sơ đồ mạch điện là:điện trở của dây dẫn

• Đơn vị của Điện trở: Trong công thức trên nếu Hiệu điện thế U được tính bằng vôn (V); Cường độ dòng điện I được tính bằng ampe (A) thì điện trở được tính bằng ôm ký hiệu là Ω.

 

 - Kilôôm kí hiệu kΩ: 1kΩ = 1000Ω ;

 - Megaôm kí hiệu MΩ: 1 MΩ = 1000000Ω

• Ý nghĩa của điện trở: Dây nào có điện trở lớn gấp bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua nó nhỏ đi bấy nhiêu lần. Do đó điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.

II. Định luật Ôm

1. Công thức, Cách tính định luật Ôm

- Đối với mỗi dây dẫn, Cường độ dòng điện (I) tỉ lệ thuận với Hiệu điện thế (U). Mặt khác với cùng một hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn có điện trở khác nhau thì I tỉ lệ nghịch với điện trở (R).

- Kết quả, ta có hệ thức của định luật ôm: 

2. Phát biểu định luật ôm

- Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn:

Công thức định luật ôm: 

- Trong đó: U đo bằng (V); I đo bằng (A); và R đo bằng (Ω).

III. Vận dụng Định luật ôm

* Câu C3 trang 8 SGK Vật Lý 9: Một bóng đèn thắp sáng có điện trở là 12Ω và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,5A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó.

* Hướng dẫn giải Câu C3 trang 8 SGK Vật Lý 9:

- Từ công thức định luật ôm ta có: I=U/R nên ta có U=I.R

- Vậy hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn là: U= I.R = 15.0,5 = 6 (V).

* Câu C4 trang 8 SGK Vật Lý 9: Đặt cùng 1 hiệu điện thế vào 2 đầu các dây dẫn có điện trở R1 và R2 = 3R1. Dòng điện chạy qua dây dẫn nào có cường độ lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

* Hướng dẫn giải Câu C4 trang 8 SGK Vật Lý 9:

- Ta có:  và 

 ⇒ I1 = 3I2 

 ⇒ Vậy cường độ dòng điện qua dây dẫn có điển trở R1 lớn gấp 3 lần cường độ dòng điện qua dây dẫn R2.

Hy vọng với bài viết về Định luật Ôm, Công thức, Cách tính và Điện trở dây dẫn ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

¤ Nội dung cùng chương 1:

» Bài 1: Sự Phụ Thuộc Của Cường Độ Dòng Điện Vào Hiệu Điện Thế Giữa Hai Đầu Dây Dẫn

» Bài 3: Thực Hành Xác Định Điện Trở Của Một Dây Dẫn Bằng Ampe Kế Và Vôn Kế

» Bài 4: Đoạn Mạch Nối Tiếp

» Bài 5: Đoạn Mạch Song Song

¤ Có thể bạn muốn xem:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 9 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 9 Lý thuyết và Bài tập

Đánh giá & nhận xét

captcha
...
Nttduyen
Định luật oát kế có k ạ
Trả lời -
26/12/2022 - 17:40
captcha
...
Vùi lực
Rất tốt
Trả lời -
22/09/2022 - 20:36
captcha
...
Nguyễn Hữu tùng
Rất cảm ơn mọi người ạ
Trả lời -
08/11/2021 - 20:38
captcha
...
yyyyyyy
yyyyyyyyy
Trả lời -
27/10/2021 - 22:54
captcha
...
Nguyễn Vũ Quỳnh Hương
Dạ cho con hỏi là phân biệt sử dụng công thức dây dẫn và định luật ohm ạ
Trả lời -
08/09/2021 - 16:56
...
Admin
Chào em, khái niệm công thức dây dẫn là sao em. hay ý em hỏi định luật ôm áp dụng cho đoạn mạch (có điện trở) mắc nối tiếp, song song,...
13/09/2021 - 07:12
captcha
...
Manh nguyen
tốt
Trả lời -
15/12/2020 - 19:56
captcha
...
văn trọng nghĩa
mình chỉ góp ý như thế thôi còn lạ ok lắm
Trả lời -
22/10/2020 - 22:51
captcha
...
văn trọng nghĩa
cần ghi gọn hơn bạn nhé dài dòng thì nó khó hiểu
Trả lời -
22/10/2020 - 22:47
...
Admin
Cám ơn bạn đã góp ý, chúc bạn học tốt !
25/10/2020 - 11:49
captcha
...
hùng 9a
hay quá
Trả lời -
03/10/2020 - 21:05
captcha
...
Hắc Dương Lâm
this is so thú zị và được phết :>>
Trả lời -
29/09/2020 - 21:20
captcha
Xem thêm bình luận
10 trong số 14
Tin liên quan