Soạn bài Bếp Lửa trang 15, 16, 17 Ngữ văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

11:02:5224/07/2024

Soạn bài Bếp Lửa trang 15, 16, 17 Ngữ văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo trong nội dung bài 1: Thương nhớ quê hương (Thơ), nhằm gợi ý giúp học sinh trả lời câu hỏi để từ đó các em dễ dàng soạn văn 9 được tốt hơn.

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi trang 15 sgk Ngữ văn 9 Tập 1: Nhớ lại một kỉ niệm tuổi thơ với người thân của em.

Trả lời:

- Kỉ niệm tuổi thơ với người thân của em là: mùa hè được về nhà ông bà ngoại chơi, được theo mẹ đi chợ quê, theo bố đi thả diều, cùng ông chăm sóc cây cối trong vườn,…

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Theo dõi: Chú ý những từ ngữ thể hiện trực tiếp cảm xúc của tác giả trong ba khổ thơ đầu.

- Từ ngữ: “chờn vờn”, “ấp iu”, “thương” …

⇒ Thể hiện sự tảo tần của người bà và tình yêu thương của người cháu dành cho người bà.

2. Suy luận: Lời dặn cháu thể hiện điều gì về bà?

- Thể hiện bà là một người bà tần tảo, dịu dàng, giàu yêu thương và luôn quan tâm đến con cháu nhưng đồng thời cũng thể hiện bà là người mạnh mẽ, kiên cường và bất khuất.

3. Theo dõi: Hình ảnh bếp lửa trong khổ thơ này có gì khác so với các khổ thơ trên?

- Hình ảnh “bếp lửa” ở các khổ trước là tượng trưng cho sự tần tảo, đức hi sinh của người bà, là tình yêu thương về gia đình, về quê hương. Còn hình ảnh “bếp lửa” ở khổ thơ này thể hiện về ước mơ, hi vọng, ngọn lửa thắp lên tương lai cho người cháu.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: “Bếp lửa” của Bằng Việt là những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Qua đó, bộc lộ những tình cảm sâu nặng đối với gia đình, quê hương, đất nước.

Bếp Lửa của Bằng Việt

Câu 1 trang 17 sgk Ngữ văn 9 Tập 1: Phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa có sự thay đổi như thế nào qua các khổ thơ?

 

Trả lời:

- Mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ là mối quan hệ gắn bó và bổ sung cho nhau. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc về bà, về những hồi ức đẹp đẽ của tuổi thơ, về tình bà cháu.

- Hình ảnh bếp lửa có sự thay đổi qua các khổ thơ là:

+ Khổ 1: thể hiện sự tần tảo sớm hôm, chịu thương, chịu khó của người bà.

+ Khổ 3: ngọn lửa của niềm tin và sự sống, của tình yêu thương gia đình và đất nước vô bờ bến.

+ Khổ 4: thể hiện biết bao ước mơ, hi vọng về tương lai. Ngọn lửa thắp lên tương lai cho người cháu.

Câu 2 trang 17 sgk Ngữ văn 9 Tập 1: Nêu một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và làm rõ hiệu quả của chúng.

Trả lời:

- Cụm từ “một bếp lửa” lặp lại hai lần.

⇒ Cụm từ được đặt ở đầu hai dòng thơ mang đến âm hưởng ngân vang, sâu lắng và nhấn mạnh rằng hình ảnh bếp lửa có ý nghĩa đặc biệt, luôn khắc sâu trong tâm hồn nhân vật trữ tình.

- Điệp từ “trăm”, “có” kết hợp cùng thủ pháp liệt kê.

⇒ Nhằm diễn tả sự thay đổi, tìm thấy những niềm vui mới của người cháu. Thế nhưng, giữa thế giới bộn bề rộng lớn, cháu vẫn không bao giờ quên đi hình ảnh bà gắn với bếp lửa, những kỉ niệm thời sống bên bà, từng bài học mà bà dạy dỗ...

- …

Câu 3 trang 17 sgk Ngữ văn 9 Tập 1: Sự kết hợp giữa yếu tố biểu cảm với miêu tả, tự sự trong văn bản có tác dụng gì?

Trả lời:

- Sự kết hợp giữa yếu tố biểu cảm với miêu tả, tự sự trong văn bản giúp cho văn bản:

+ Làm cho câu chuyện trở nên sinh động, sâu sắc hơn.

Giúp thể hiện được thái độ, tình cảm của nhân vật trong bài thơ trở nên ý nghĩa, gần gũi hơn.

+ …

Câu 4 trang 17 sgk Ngữ văn 9 Tập 1: Xác định mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của văn bản.

Trả lời:

- Mạch cảm xúc của văn bản: đi từ quá khứ đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm theo dòng hồi tưởng.

- Cảm hứng chủ đạo của văn bản: Tình cảm yêu thương của người cháu đối với người bà tần tảo, hi sinh vì gia đình.

Câu 5 trang 17 sgk Ngữ văn 9 Tập 1: Hãy chỉ ra một vài nét đặc sắc về kết cấu của bài thơ.

Trả lời:

- Thơ tự do: 8 tiếng/ câu

- Gieo vần: Vần chân và vần liền - theo cặp câu.

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.

⇒ Góp phần thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

Câu 6 trang 17 sgk Ngữ văn 9 Tập 1: Theo em, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì qua văn bản này?

Trả lời:

- Tác giả muốn gửi đến thông điệp qua văn bản là:

+ Phải biết trân trọng tình cảm và yêu thương những người thân xung quanh ta.

+ Yêu thương gia đình, quê hương và đất nước.

+ …

Câu 7 trang 17 sgk Ngữ văn 9 Tập 1: Bài thơ thể hiện tư tưởng gì? Các động từ “nhóm”, “nhen” và hình ảnh “bếp lửa” đã góp phần như thế nào vào việc thể hiện tư tưởng đó?

Trả lời:

- Bài thơ thể hiện tư tưởng về tình cảm bà cháu, tình yêu quê hương, đất nước.

- Các động từ “nhóm”, “nhen” góp phần thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng trong tình cảm của hai bà cháu; đặc biệt hình ảnh “bếp lửa” đã thể hiện tình yêu và hi vọng về một tương lai tươi đẹp.

Câu 8 trang 17 sgk Ngữ văn 9 Tập 1: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) thể hiện tình cảm với người có ảnh hưởng lớn đến em.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Mỗi khi ai hỏi em rằng: Người phụ nữ mà em yêu thương nhất trên đời này là ai thì em luôn không chút ngần ngại trả lời rằng: Người đó chính là mẹ. 

Từ khi còn bé, em đã luôn thấy mẹ là nguồn cảm hứng và là người hùng của em. Mỗi ngày mẹ dậy sớm, chuẩn bị bữa sáng, lo cho cả gia đình mà không bao giờ phàn nàn. Sự hi sinh và tình yêu vô điều kiện của mẹ đã dạy em biết trân trọng những điều nhỏ bé và biết sống một cách chân thành.

Những lúc em gặp khó khăn, mẹ luôn là người đầu tiên đến bên em, lắng nghe và động viên. Mẹ không chỉ là người mang đến niềm vui mà còn là điểm tựa vững chắc để em vững bước trên đường đời.

Những lời khuyên, sự kiên nhẫn và tấm lòng bao dung của mẹ đã giúp em trưởng thành, hiểu biết và tự tin hơn. Em yêu mẹ rất nhiều và mong rằng sẽ có thể đáp lại phần nào những gì mẹ đã dành cho em. Mẹ mãi mãi là ngọn đèn sáng trong lòng em, dẫn lối em vượt qua mọi thử thách của cuộc sống.

Với nội dung bài soạn Bếp Lửa trang 15, 16, 17 Ngữ văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững kiến thức Ngữ Văn 9 tập 1Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

 Xem thêm Soạn Văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo khác

Tri thức Ngữ Văn trang 11, 12

Quê Hương trang 12, 13, 14

Bếp Lửa trang 15, 16, 17

Vẻ đẹp Sông Đà trang 18, 19, 20

Thực hành Tiếng Việt trang 20

Mùa Xuân Nho Nhỏ trang 22, 23

Làm một bài thơ tám chữ trang 23, 24, 25

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ trang 25, 26, 27, 28

Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong cuộc sống trang 28, 29, 30

ÔN TẬP bài 1: Thương nhớ quê hương (Thơ) trang 30

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan