Hotline 0939 629 809

Câu hỏi và Bài tập Sinh 11 bài 5: Giải bài 1, 2, 3 trang 27 SGK Sinh học 11 bài học 5

14:09:0512/09/2022

Với bài viết về Dinh dưỡng nitơ ở thực vật, các em đã biết: vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ đối với thực vật và quá trình đồng hoá nitơ ở thực vật.

Phần hướng dẫn giải câu hỏi và bài tập của bài Dinh dưỡng nitơ ở thực vật trang 27 SGK Sinh học 11 dưới đây giúp em hệ thống lại các kiến thức đã học, ghi nhớ tốt hơn và nắm vững kiến thức này.

Dưới đây là nội dung giải bài 1, 2, 3 trang 27 SGK Sinh 11 và trả lời các câu hỏi in nghiêng giữa bài.

I. Hướng dẫn trả lời câu hỏi (giữa bài) Sinh 11 bài học 5

* Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 5 trang 26: Xem hình 5.1 và rút ra nhận xét về vai trò của nitơ đối với sự phát triển của cây.

* Lời giải:

Quan sát hình 5.1 ta thấy: Khi thiếu nito, cây sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng.

Nhận xét: Nito là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. Nito có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống của thực vật.

* Vai trò chung của nitơ:

- Nito có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

→ Quyết định năng suất và chất lượng thu hoạch.

* Vai trò cấu trúc của nitơ

- Nito tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, axit nucleic, diệp lục, ATP,...

→ Thiếu nitơ sẽ làm giảm quá trình tổng hợp protein, từ đó sự sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu vàng nhạt trên lá. Màu vàng nhạt xuất hiện trước tiên ở những lá già. Điều đó xảy ra là do sự huy động và sự di chuyển của các ion trong cây.

* Vai trò điều tiết của nitơ

- Nito là thành phần cấu tạo của protein – enzim, coenzim và ATP. Vì vậy nito tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật thông qua hoạt động xúc tác, cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm nước của các phân tử protein trong tế bào chất.

* Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 5 trang 26: Rễ cây hấp thụ nitơ ở dạng NH4+ (dạng khử) và NO3- (dạng oxi hóa) từ đất, nhưng nitơ trong các hợp chất hữu cơ cấu thành cơ thể thực vật chỉ tồn tại ở dạng khử. Từ đó, hãy giả thiết phải có quá trình gì xảy ra trong cây.

* Lời giải:

Rễ cây hấp thụ nitơ ở dạng NH4+ (dạng khử) và NO3- (dạng oxi hóa) từ đất, nhưng nitơ trong các hợp chất hữu cơ cấu thành cơ thể thực vật chỉ tồn tại ở dạng khử. Như vậy phải có quá trình chuyển nito ở dạng oxi hóa thành dạng khử, nghĩa là phải có quá trình khử nitrat.

II. Giải bài 1, 2, 3 trang 27 SGK Sinh học 11 bài học 5

* Bài 1 trang 27 SGK Sinh học 11: Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây lúa không thể sống được?

* Lời giải:

Thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng cây lúa không thể sống được vì Nitơ là nguyên tố khoáng thiết yếu, có tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình sống, sinh trưởng, phát triển của cây lúa:

- Nitơ tham gia cấu tạo nên protein, enzim, côenzim, axit nuclêic, diệp lục,...

- Cây lúa thiếu nitơ sẽ yếu, quang hợp kém, kém phát triển, năng suất và chất lượng thấp.

* Bài 2 trang 27 SGK Sinh học 11: Vì sao trong mô thực vật diễn ra quá trình khử nitrat?

* Lời giải:

Thực vật chỉ có thể sử dụng nitơ ở dạng khử là NH4+. Tuy nhiên khi cây hấp thụ nitơ thì chúng hấp thụ ở cả dạng NH4+ và NO3- . Do vậy trong mô thực vật cần diễn ra quá trình khử nitrat để chuyển NO3- thành NH4+ để cây có thể sử dụng.

* Bài 3 trang 27 SGK Sinh học 11: Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH4+ đầu độc?

* Lời giải:

Khi lượng NH4+ trong cơ thể thực vật quá nhiều chúng sẽ khử độc NH4+ đồng thời dự trữ NH4+ bằng cách hình thành amit:

Axit amin đicacbôxilic + NH4+ → Amit.

* Ví dụ: Axil glutamic + NH4+ → Glutamin.

Hy vọng với bài viết hướng dẫn trả lời các Câu hỏi và Giải bài 1, 2, 3 trang 27 SGK Sinh 11 giúp các em nắm vững kiến thức bài Dinh dưỡng nitơ ở thực vật. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan