Hotline 0939 629 809

Giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 129

11:09:3921/04/2024

Hướng dẫn Giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 129 với nội dung SGK bài 19: Carboxylic Acid, chi tiết dễ hiểu để học sinh tham khảo giải Hóa 11 chân trời ST tốt hơn, giỏi hơn.

Luyện tập 1 trang 129 Hóa 11 Chân trời sáng tạo: 

Hoàn thành các phương trình hoá học của các phản ứng sau:

a) (CH3)2CHCOOH + Ca →

b) HOOC – COOH + NaOH →

c) HCOOH + Na2CO3 →

d) C2H5COOH + CuO →

Lời giải:

a) 2(CH3)2CHCOOH + Ca → [(CH3)2CHCOO]2Ca + H2

b) HOOC – COOH + 2NaOH → NaOOC – COONa + 2H2O

c) 2HCOOH + Na2CO3 → 2HCOONa + CO2↑ + H2O

d) 2C2H5COOH + CuO → (C2H5COO)2Cu + H2O.

 

Luyện tập 2 trang 129 Hóa 11 Chân trời sáng tạo: 

Trình bày cách phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hoá học: ethanol, acetaldehyde, acetic acid và acrylic acid.

Lời giải:

Trích mẫu thử.

Cho lần lượt vào mỗi mẫu thử một mẩu giấy quỳ tím.

+ Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ → mẫu thử là acetic acid và acrylic acid (nhóm I);

+ Giấy quỳ tím không đổi màu → mẫu thử là ethanol và acetaldehyde (nhóm II).

Phân biệt nhóm I: Dùng dung dịch bromine

+ Dung dịch bromine nhạt dần đến mất màu → mẫu thử là acrylic acid.

CH2 = CH – COOH + Br2 → CH2Br – CHBr – COOH.

+ Dung dịch bromine không bị mất màu → mẫu thử là acetic acid.

Phân biệt nhóm II: Dùng dung dịch bromine

+ Dung dịch bromine nhạt dần đến mất màu → mẫu thử là acetaldehyde

CH3CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr.

+ Dung dịch bromine không bị mất màu → mẫu thử là ethanol.

 

Câu hỏi thảo luận 8 trang 129 Hóa 11 Chân trời sáng tạo: 

Tiến hành Thí nghiệm 2 theo các bước. Quan sát, nêu hiện tượng.

Dấu hiệu nào giúp nhận biết có sản phẩm mới được tạo thành? Giải thích.

Lời giải:

Hiện tượng: Phản ứng sinh ra chất lỏng, nhẹ hơn nước, có mùi thơm đặc trưng.

Dấu hiệu nhận ra có sản phẩm mới tạo thành: sản phẩm có chất lỏng, nhẹ hơn nước, mùi thơm đặc trưng.

Giải thích bằng phương trình hoá học:

CH3COOH + C2H5OH  CH3COOC2H5 + H2O.

Câu hỏi thảo luận 9 trang 129 Hóa 11 Chân trời sáng tạo: 

Nêu vai trò của dung dịch H2SO4 đặc, đá bọt và dung dịch NaCl bão hoà.

Lời giải:

- H2SO4 đặc: vừa là chất xúc tác, vừa có tác dụng hút nước, do đó góp phần làm tăng hiệu suất tạo ester.

- Đá bọt: điều hoà quá trình sôi, giúp hỗn hợp sôi đều.

- Dung dịch NaCl bão hoà: dùng để tách ethyl acetate.

 

Câu hỏi thảo luận 10 trang 129 Hóa 11 Chân trời sáng tạo: 

Nêu một số biện pháp để nâng cao hiệu suất của phản ứng.

Lời giải:

Một số biện pháp dùng để tăng hiệu suất của phản ứng:

- Thêm chất xúc tác.

- Lấy dư một trong hai chất đầu.

- Giảm nồng độ các sản phẩm.

Luyện tập trang 129 Hóa 11 Chân trời sáng tạo:

 Viết phản ứng tạo thành ester có công thức CH3 – COO – CH3 từ acid và alcohol tương ứng. Tìm hiểu ứng dụng của ester trên thực tiễn.

Lời giải:

CH3COOH + CH3OH  CH3 – COO – CH3 + H2O

Ứng dụng của CH3 – COO – CH3: làm dung môi trong keo, sơn và tẩy sơn móng tay.

Với nội dung Giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 129 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

• Xem thêm Giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo nội dung bài 19 Carboxylic acid khác.

Giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 124

Giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 125

Giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 126

Giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 127

Giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 128

Giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 129

Giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 130

Giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 131

Giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 132

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan