Mạng lưới giao thông vận tải của nước ta phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình như: Đường bộ (đường ô tô), đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không, đường ống (ngành dầu khí). Thông tin liên lạc gồm 2 hoạt động chính là bưu chính và viễn thông.
Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về vấn phát triển ngành Giao thông vận tải Đường bộ (đường ô tô), đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không, đường ống (ngành dầu khí) và Thông tin liên lạc (bưu chính và viễn thông).
Mạng lưới GTVT của nước ta phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình.
a) Đường bộ (đường ô tô).
• Sự phát triển gia thông đường bộ:
- Mạng lưới được mở rộng và hiện đại hoá.
- Mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng.
- Hệ thống đường bộ VN đang hội nhập vào hệ thống đường bộ khu vực.
• Các tuyến đường bộ chính:
- Quốc lộ 1: Dài 2300 km từ Hữu Nghị đến Năm Căn, nối 6/7 vùng kinh tế và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
- Đường Hồ Chí Minh: Thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội ở phía Tây.
- Các tuyến khác: Quốc lộ 7, 8, 9.
b) Đường sắt
• Sự phát triển giao thông đường sắt:
- Chiều dài 3143 km.
- Các tuyến thuộc mạng đường sắt xuyên Á trên lãnh thổ VN được xây dựng, nâng cấp.
• Các tuyến đường sắt chính:
- Đường sắt Thống Nhất : 1726km.
- Các tuyến khác: Hà Nội- Hải Phòng, Hà Nội- Lào Cai, Hà Nội- Thái Nguyên, Hà Nội- Đồng Đăng,...
c) Đường sông
• Sự phát triển giao thông đường sông:
- Chiều dài khoảng 11000km.
- Phương tiện đa dạng nhưng ít được cải tiến.
• Các tuyến đường sông chính:
- Hệ thống sông Hồng- Thái Bình.
- Hệ thống sông Mê Công- sông Đồng Nai.
- Một số sông lớn ở miền Trung.
d) Đường biển
• Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển giao thông đường biển: Đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, nằm trên tuyến đường biển quốc tế,...
• Các tuyến đường biển chính:
- Quan trọng nhất theo hướng Bắc - Nam là tuyến Hải Phòng – Tp.Hồ Chí Minh (1500km).
- Các tuyến khác: Hải Phòng – Đà Nẵng: 500km. Hải Phòng – Hông Kông, Tp.Hồ Chí Minh - Hồng Kông,...
- Các cảng biển và cụm cảng quan trọng như: Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng - Liên Chiểu - Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn - Vũng Tàu - Thị Vải.
e) Đường hàng không
• Sự phát triển đường hàng không:
- Trẻ nhưng phát triển rất nhanh.
- Năm 2007 cả nước có 19 sân bay (5 sân bay quốc tế).
• Các tuyến đường hàng không chính:
- Trong nước: Khai thác trên 3 đầu mối là Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
- Mở nhiều đường bay đến quốc tế.
g) Đường ống
• Ngày càng phát triển gắn liền với ngành dầu khí.
• Các tuyến chính:
- Miền Bắc: Tuyến B12
- Miền Nam: Các tuyến vận chuyển dầu khí vào đất liền
Thông tin liên lạc gồm 2 hoạt động chính là bưu chính và viễn thông.
a) Bưu chính
- Giai đoạn tới: phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa, phát triển các hoạt động mang tính kinh doanh…
b) Viễn thông
• Sự phát triển: Phát triển nhanh, vượt bậc:
- Trước thời kì đổi mới: Mạng lưới và thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, dịch vụ nghèo nàn.
- Trong thời kỳ đổi mới đến nay: Phát triển tốc độ nhanh trung bình 30%/năm, đạt 19 máy điện thoại/100 dân.
• Mạng lưới viễn thông đa dạng gồm:
- Mạng điện thoại: Nội hạt, đường dài, cố định và di động.
- Mạng phi thoại nhiều loại hình: Fax, mạng truyền báo trên kênh thông tin, nhắn tin, Internet.
• Đặc điểm nổi bật là tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.
• Hạn chế: Phân bố không đều, công nghệ còn lạc hậu, nghiệp vụ còn thủ công, thiếu lao động có trình độ cao.
+ Mạng truyền dẫn: Dây trần, viba (Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng), cáp quang cho cả nước, viễn thông quốc tế qua vệ tinh và cáp biển
• Năm 2005 có > 7,5 triệu người sử dụng Internet.
Hy vọng với bài viết Vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc - Địa lí 12 bài 30 ở trên của hayhochoi.vn giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.