Câu hỏi và Bài tập Địa lí 9 trang 6 Giải bài 1, 2, 3 trang 6 SGK Địa lí 9

10:01:0909/06/2022

Với bài viết về Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, các em đã biết được Việt Nam ta có bao nhiêu dân tộc? Tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc.

Phần câu hỏi và bài tập của bài Cộng đồng các dân tộc Việt Nam ở trang 6 SGK Địa lí 9 dưới đây giúp em hệ thống lại các kiến thức đã học, ghi nhớ tốt hơn và nắm vững kiến thức này.

Dưới đây là nội dung giải bài 1, 2, 3, trang 6 SGK Địa lí 9 và trả lời các câu hỏi in nghiêng giữa bài.

I. Hướng dẫn trả lời câu hỏi (giữa bài)

1. Hãy kể tên một số sản phẩm tiêu thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết.

* Hướng dẫn:

Một số sản phẩm tiêu thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người: Vải thổ cẩm, đan lát, làm gốm, rèn sắt,...

2. Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu.

* Hướng dẫn:

Dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở rộng khắp cả nước, song tập trung hơn ở đồng bằng, trung du và duyên hải.

3. Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu.

* Hướng dẫn:

Dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

II. Giải bài 1, 2, 3 trang 6 SGK Địa lí 9

* Bài 1 trang 6 SGK Địa lí 9: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Cho ví dụ.

* Lời giải:

- Nước ta có 54 dân tộc.

- Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán,...

- Ví dụ: Người Gia – rai theo chế độ mẫu hệ, vợ chồng lấy nhau cư trú bên nhà vợ, con cái lấy họ mẹ; y phục người Ê – đê thường có màu chàm, hoa văn sặc sỡ; trang phục cổ truyền dân tộc của người Kinh ở Bắc Bộ: Nam mặc bộ bà ba màu nâu, nữ là áo tứ thân, yếm, quần cũng màu nâu. Ở đồng bằng Nam Bộ, cả nam và nữ đều mặc bộ bà ba đen,...

* Bài 2 trang 6 SGK Địa lí 9: Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta?

* Lời giải:

• Dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng, trung du và ven biển.

• Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ớ miền núi và trung du:

- Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp, người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tản ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. Người Dao sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700 – 1000m. Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.

- Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc cư trú thành từng vùng khá rõ rệt, người Ê – đê ở Đắk Lắk, người Gia – rai ở Kom Tum, và Gia Lai, người Cơ – ho chủ yếu ở Lâm Đồng,...

- Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ – me. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là thành phố Hồ Chí Minh.

• Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi. Một số dân tộc ít người từ miền Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên.

* Bài 3 trang 6 SGK Địa lí 9: Dựa vào bảng thông kê (trang 6 SGK) cho biết em thuộc dân tộc nào? Dân tộc em dứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam ? Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em ? Hãy kế một số nét văn hoá tiêu biểu của dân tộc em.

Số dân phân bố theo thành phần dân tộc

Số dân phân bố theo thành phần dân tộc ở Việt Nam năm 1999 (đơn vị: nghìn người) 

* Lời giải:

- Ví du: Em thuộc dân tộc Kinh.

- Dân tộc Kinh đứng đầu về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em là đồng bằng, trung du và ven biển.

- Một số nét văn hoá tiêu biểu là ở nhà trệt, canh tác lúa nước, ăm cơm bằng đũa, nhiều công trình kiến trúc có giá trị (chùa chiền, lăng tẩm, đền đài,...); Thờ cúng tổ tiên; Trong gia đình, người chồng (cha) là chủ, con cái theo họ cha,...

Hy vọng với bài viết hướng dẫn trả lời các Câu hỏi và Giải bài 1, 2, 3 trang 6 SGK Địa lí 9 giúp các em nắm vững kiến thức bài Cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Đánh giá & nhận xét

captcha